Theo BS. Đoàn Hồng, gan là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng với nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Với những người bình thường, việc ăn gan đúng cách rất tốt. Vậy những người mắc bệnh lý về gan như: xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan,... có nên ăn gan không?
1. Thành phần dinh dưỡng có trong gan
Trước tiên phải khẳng định rằng, gan là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng với nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Với những người bình thường, việc ăn gan rất tốt.
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể người và động vật, đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng, bao gồm: Hỗ trợ tiêu hóa thức ăn từ ruột; Lưu trữ glucose, sắt, vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết khác; Lọc và loại bỏ các độc tố trong máu.
Gan là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Gan chứa một lượng đáng kể folate, sắt, vitamin B, vitamin A và đồng. Ăn khoảng 100 gam gan có thể giúp bạn đáp ứng đủ lượng khuyến nghị hàng ngày của tất cả các vitamin và khoáng chất, giảm nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Trong khoảng 90 gam gan sống có chứa:
- Năng lượng: 153 kcal
- Protein: 23 gam
- Chất béo: 4 gam
- Carbs: 4 gam
- Chất xơ: Nhỏ hơn 1 gam
- Đường: Nhỏ hơn 1 gam
2. Tác dụng khi ăn gan động vật
Gan là một nguồn bổ sung nhiều dinh dưỡng. Ăn 100g gan sẽ cung cấp cho cơ thể các chất sau:
3,460% nhu cầu vitamin B12 hàng ngày: Vitamin B12 giúp hình thành các tế bào hồng cầu và DNA, cũng như hỗ trợ chức năng não khỏe mạnh;
860 - 1.100% nhu cầu vitamin A hàng ngày: Vitamin A rất quan trọng với thị lực, chức năng miễn dịch và sinh sản. Chất này cũng giúp các cơ quan như tim và thận hoạt động bình thường;
210 - 260% nhu cầu Riboflavin (B2) hàng ngày: Vitamin B2 rất quan trọng cho sự phát triển và chức năng của tế bào, đồng thời giúp biến thức ăn thành năng lượng;
65% nhu cầu Folate (B9) hàng ngày: Vitamin B9 rất quan trọng đối với sự phát triển của tế bào và hình thành DNA;
80% nhu cầu sắt hàng ngày, hoặc 35% đối với phụ nữ trong độ tuổi kinh nguyệt: Sắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu giúp mang oxy đi khắp cơ thể. Hơn nữa chất sắt có trong gan là sắt heme (sắc tố đỏ) - loại dễ hấp thụ nhất của cơ thể;
1.620% nhu cầu đồng hàng ngày: Đồng giúp kích hoạt một số enzyme, sau đó điều chỉnh sản xuất năng lượng, chuyển hóa sắt và hỗ trợ chức năng não;
Cung cấp đủ Choline cho phụ nữ và gần đủ cho nam giới: Choline rất quan trọng cho sự phát triển não bộ và chức năng gan.
Gan là một trong những nguồn cung cấp vitamin A từ động vật tốt nhất. Một phần gan bò cung cấp hơn 100% nhu cầu vitamin A hàng ngày của bạn. Bổ sung đủ vitamin A có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh như đục thủy tinh thể và ung thư vú.
3. Nên ăn gan như thế nào?
Gan là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe. Nên chọn gan từ động vật khỏe mạnh, không mắc bệnh.
Tuy nhiên, gan lại có lượng cholesterol cao nên nếu ăn quá nhiều có thể gây hại cho sức khỏe. Trong 100g gan gà chứa 440 mg cholesterol. Trong một 100g gan vịt chứa 400 mg cholesterol; Trong 100g gan lợn chứa 300 mg cholesterol. Trong khi đó, theo các nghiên cứu, khoảng 1/4 dân số có thể tăng cholesterol trong máu khi ăn thực phẩm giàu cholesterol.
Do đó, những người mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá, người bị tăng cholesterol máu, thừa cân – béo phì, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh viêm gan không nên ăn loại thực phẩm giàu cholesterol như gan.
Vì vậy, người có sức khỏe bình thường mỗi tuần chỉ nên ăn nhiều nhất 2-3 lần. Người lớn mỗi lần ăn gan từ 50-70g. Còn trẻ em chỉ ăn từ 30-50g/bữa.
4. Người bị viêm gan ăn gan có tốt không?
Gan là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng với nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Với những người có sức khỏe bình thường, có thể ăn gan điều độ vì ăn gan tốt, còn những người mắc bệnh lý về gan như: xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan,... thì việc ăn gan thường xuyên là không nên. Lý do vì: những tế bào gan không tốt sẽ cản trở sự chuyển hóa chất độc và thức ăn trong khi gan rất giàu dinh dưỡng và đặc biệt có hàm lượng chất béo cao sẽ khiến cho gan phải tăng cường hoạt động và gây hại cho gan.
Để gan khỏe mạnh và hoạt động tốt, điều quan trọng chưa phải là ăn gì để bổ gan mà cần tìm giải pháp tăng cường khả năng chủ động chống độc, bảo vệ gan trước sự tất công của các loại thực phẩm bẩn và các hóa chất độc hại như hiện nay.