Giáo dục sớm đang là một trong những xu hướng hiện đại về giáo dục trẻ không chỉ trên thế giới mà cả ở Việt Nam. Vậy câu hỏi có nên giáo dục sớm cho trẻ hay không đang là thắc mắc của nhiều bậc làm cha mẹ. Bởi lo sợ những mặt tiêu cực ảnh hưởng đến trí não và não bộ của trẻ khi bị tác động không đúg thời điểm và quá mức thì khả năng đó sẽ dần mai một và cạn kiệt. Giáo dục sớm còn bị hiểu nhầm là ép trẻ học sớm nên vẫn có hai luồng ý kiến trái chiều về vấn đề này. Bên cạnh đó, giáo dục sớm cho trẻ được thực học hiện với nhiều hình thức và không gian khác nhau. Có thể là ở nhà trẻ, trường học hoặc ngay ở nhà. Hãy cùng Kiddihub tìm đáp án cho câu hỏi ở trên nhé!
Có nên giáo dục sớm cho trẻ?
Từ lâu, giáo dục sớm đã đóng vai trò cực kì quan trọng là nền tảng và xu hướng cho sự phát triển về não bộ và tư duy của trẻ.
Nhận thức được tiềm năng của thai nhi, trẻ sơ sinh và trẻ mẫu giáo. Nguyên tắc bắt đầu từ lúc 0 tuổi nhằm đồng bộ giữa “ngôn ngữ thị giác” và “ngôn ngữ thính giác”. Nhằm tới mục tiêu hàng đầu là “tạo tính cách tốt”. Nguyên tắc cho trẻ từ 0-6 tuổi, đây được coi là thời kì vàng cho mọi sự phát triển não bộ cũng như tư duy. Ở độ tuổi này cha mẹ cần đánh thức khơi dậy sự hứng thú cho trẻ, kích thích trí tò mò của trẻ giúp trẻ cảm thấy tự mình yêu thích việc học và hứng khởi để phát triển toàn diện các kĩ năng bản thân.
Theo quan niệm truyền thống, trẻ con ở độ tuổi 0-6 chỉ cần được chăm sóc về mặt tinh thần như ăn ngủ đầy đủ. Việc dạy dỗ trẻ ở tuổi này là vẫn chưa cần thiết. Quan niệm truyền thống cho rằng đây là tuổi chơi của con và không phải học gì vội.
Ba năm đầu đời được cho là giai đoạn quan trọng nhất của sự phát triển não mà cha mẹ không nên lãng phí để bồi dưỡng và khơi dậy tiềm năng trong trẻ. Nếu như thời kỳ phát triển của não phải là từ (0 -2 tuổi) thì khoảng thời gian từ ( 3-4 tuổi ) là thời kỳ của não trái. Trong giai đoạn này, chất lượng nuôi dạy trẻ tại gia đình là yếu tố quyết định sự phát triển toàn diện của trẻ ở những giai đoạn tiếp theo.
Nếu như việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ chỉ đơn giản là cho trẻ ăn và ngủ, dạy trẻ ngoan ngoãn vâng lời thì so với thời điểm hiện tại đã không còn phù hợp. Cha mẹ cần tạo ra môi trường phù hợp cho trẻ tự do khám phá, tìm tòi và thỏa sức cảm nhận bằng tất cả các giác quan tác động trực tiếp vào não bộ và trí óc của trẻ. Vì vậy giáo dục sớm cho trẻ là thật sự cần thiết.
Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ hiệu quả
Giáo dục sớm là giáo dục khai sáng và phát triển tiềm năng của con người ngay từ nhỏ, để đánh thức những tiềm năng ẩn dấu trong mỗi con người. Là nền tảng cho quá trình phát triển và giải đáp thắc mắc cho cha mẹ có nên giáo dục sớm cho trẻ hay không
Việc kích thích chức năng của não bộ phát triển trong thời kỳ sinh trưởng mạnh và nhanh nhất này sẽ giúp trẻ làm quen và tiếp nhận được các phản xạ và hoạt động nhanh nhẹn hơn. Não bộ của con người là một loại vật chất đặc thù cần phải nuôi dưỡng từ hai nguồn chính đó là dinh dưỡng từ các chất, vitamin, các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể và một nguồn khác là từ tinh thần các hoạt động thường ngày, các hoạt động giải trí, vui chơi.
Giáo dục sớm trong giai đoạn đầu của cuộc đời là quá trình giáo dục nhằm mục đích khai thác tiềm năng to lớn của con người nên nó mang lại những ảnh hưởng sâu sắc nhất về nhân cách và tính cách..
Nhắc đến giáo dục sớm người ta không thể không nhắc tới các phương pháp như Montessori, Glenn Doman hay Reggio Emilia cho con học.
Phương pháp giáo dục Montessori
Nếu như các phương pháp giáo dục truyền thống bắt trẻ phải gò bó tuân theo một khuân khổ nào đó thì phương pháp Montessori lại chú trọng đến tính tự do, thoải mái. Từ đó giúp cho trẻ chủ động, tự lập sáng tạo, định hình nhân cách trẻ từ sớm. Bên cạnh đó kích thích sự phát triển của các giác quan, trẻ học và chơi bằng sự kết hợp của cả 5 giác quan. Từ đó giúp trẻ phát triển tối đa sự sáng tạo và khả năng tìm tòi, khám phá
Phương pháp giáo dục Reggio Emilia
Phương pháp tiếp cận Reggio Emilia tin rằng: mỗi đứa trẻ đều sở hữu những năng lực vô tận và chúng đang chờ đợi được đóng góp cho thế giới. Không phải là những đối tượng bị động, trẻ em thực chất rất giàu tiềm năng, mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng. Phương pháp Reggio Emilia nhận định rằng thông qua sự tò mò và trí tưởng tượng trong quá trình học hỏi, những năng lực ẩn sâu bên trong của đứa trẻ sẽ dần được giải phóng.
Phương pháp Stenier
Phương pháp giúp trẻ phát triển trí óc, chú trọng đến tính cách, niềm đam mê, sáng tạo của trẻ. Phương pháp Stenier đặt tầm quan trọng vào ba yếu tố của con người: Suy nghĩ- Cảm xúc – Ý chí.
Trẻ được học trong một môi trường lớp học như ở nhà, thân thiện với thiên nhiên. Trường mầm non dạy theo phương pháp này thúc đẩy sự phát triển cảm xúc và trí óc của trẻ.
Trường mầm non dạy theo phương pháp Stenier được áp dụng nhằm cung cấp cho trẻ những sự trải nghiệm của đời sống. Bao gồm các yếu tố tự nhiên, thời tiết và các mùa trong năm. Những trường mầm non này phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ thông qua những bài hát, bài thơ hay trò chơi vận động. Bên cạnh đó có cả thời gian kể chuyện hàng ngày của giáo viên.