Đọc sách tranh
Trí tưởng tượng và khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển nhanh và mạnh mẽ trong giai đoạn từ 3 đến 5 tuổi và trẻ càng ngày càng tự tin hơn về thế giới xung quanh chúng. Theo một khảo sát của ĐH Bryn Mawr (Mỹ), trẻ 2 tuổi có thể nói ít nhất được 25 từ thông dụng được lặp đi lặp lại nhiều nhất, và sẽ tăng lên con số hơn 200 từ khi bé được 3 tuổi. Đến 5 tuổi, khi trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1, trẻ dễ dàng tiếp thu các cách hành xử ở môi trường mới cũng như sẽ trải qua các biến động về tâm lý, tình cảm của bản thân. Do đó, việc làm quen với sách từ sớm không chỉ giúp trẻ hình thành thói quen đọc sách và có niềm yêu thích dành cho sách mà còn mang đến cho trẻ cơ hội rèn luyện kỹ năng đọc, sự tập trung, phát huy năng lực tư duy, tưởng tượng của não bộ, học hỏi kiến thức, biết thích nghi với môi trường và xây dựng các mối quan hệ xã hội bền vữn
Cho nên, trong thời gian nghỉ ở nhà, ba mẹ nên hướng dẫn trẻ cách tự đọc sách ngay cả khi không có ba mẹ ở bên cạnh bằng việc cho con tự do lựa chọn những quyển sách yêu thích, tự do chọn góc đọc sách miễn sao đủ ánh sáng và an toàn với thị lực của trẻ. Ngoài ra, ba mẹ cũng cần lưu ý cho trẻ một số kỹ năng đọc như đọc từ trên xuống, từ trái sang phải, hết trang này đọc sang trang khác….
Ba mẹ có thể tham khảo những cuốn sách tranh có hình ảnh sinh động, màu sắc theo chủ đề cho các trẻ bé và các sách tranh có cốt truyện đơn giản cho các trẻ lớn để thu hút sự chú ý và tập trung của các con. Với những tựa sách này, ngay cả khi ba mẹ không có nhà, trẻ cũng có thể xem, đọc sách độc lập. Ông bà hay các bác giúp việc cũng có thể cùng trẻ đọc sách truyện tranh.
Để các con không chán khi phải đọc sách độc lập, ba mẹ có thể dựng lều đọc sách cho con tại nhà để các con có thể có một không gian mời gọi, thích thú.
Chơi đùa cùng bút sáp màu, màu nước…
Ở giai đoạn đầu đời, trẻ đặc biệt nhạy cảm với màu sắc, thích thú các hoạt động vẽ tranh, chơi đùa với màu sắc. Do đó, ba mẹ nên cho trẻ chơi cùng sáp màu hoặc màu nước. Đây là hai vật phẩm an toàn, có thể khơi gợi cảm hứng và trí tưởng tượng, khả năng quan sát, tư duy sáng tạo và bộc lộ cảm xúc của trẻ mầm non.