Viện Hàn lâm Nhi Khoa Hoa
Kỳ (AAP) đã ban hành hướng dẩn thực hành lâm sàng để điều trị lâu dài cho trẻ
em bị co giật do sốt cao đơn thuần và xuất bản khuyến cáo này trong số báo
tháng 6 của Tạp chí Pediatrics.
Theo BS. Patricia K. Duffner của AAP: “Co giật do sốt cao là
rối loạn co giật phổ biến nhất ở trẻ em, ảnh hưởng 2% đến 5% trẻ em có tuổi từ
6 tháng đến 60 tháng”. “Co giật do sốt cao đơn thuần được định
nghĩa là co giật toàn thân ngắn (< 15 phút) xảy ra một lần trong thời gian
24 giờ ở một trẻ bị sốt, không có nhiễm trùng nội sọ, không có rối loạn chuyển
hóa hoặc tiền sử co giật không do sốt cao.
Hướng dẩn này đã đưa ra những nguy cơ và những lợi ích của việc
sử dụng của cả hai cách điều trị thuốc chống co giật liên tục và cách quãng
cũng như việc sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ em bị co giật do sốt cao đơn
thuần.
Mục đích của việc bổ sung hướng dẩn thực hành bao gồm những điều
sau đây:
·
Giúp các nhà thực hành hiểu biết có cơ sở khoa học và sử dụng
hoặc tránh sử dụng các điều trị đề nghị cho trẻ em bị co giật do sốt
cao đơn thuần.
·
Cải thiện sức khỏe của trẻ em bị co giật do sốt cao đơn
thuần và tránh những điều trị có khả năng gây những tác dụng phụ và những khả
năng không được chứng minh để cải thiện hậu quả lâu dài cho trẻ em.
·
Giảm chi phí điều trị bằng cách tránh những điều trị không có
khả năng cải thiện đáng kể những hậu quả lâu dài cho trẻ em.
·
Giúp bác sỹ thực hành giáo dục sức khỏe những nguy cơ thấp liên
quan đến co giật do sốt cao đơn thuần.
Ở trẻ em từ 6 đến 60 tháng, co giật do sốt cao đơn
thuần là một biến cố phổ biến và lành tính và hầu như tất cả trẻ em đều có tiên
lượng tốt. Người ta không ghi nhận di chứng lâu dài của co giật do sốt
cao đơn thuần, ngoại trừ tỷ lệ tái phát cao.
Mặc dù nguy cơ trẻ em bị co giật do sốt cao đơn
thuần tiến triển thành động kinh cực kỳ thấp, tỷ lệ này hơi cao hơn so với quần
thể nói chung. Vì động kinh nhiều khả năng do yếu tố di truyền hơn là do tổn
thương cấu trúc đến não do các cơn co giật sốt cao đơn thuần tái phát, không có
bằng chứng cho rằng điều trị dự phòng cho trẻ em bi co giật do sốt cao đơn
thuần sẽ làm giảm nguy cơ này.
Các thuốc hạ sốt không có hiệu quả trong việc dự phòng sự tái
phát của co giật do sốt cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho đến hiện
nay cho thấy rằng điều trị thuốc chống co giật liên tục bằng phenobarbital,
primidone hoặc acid valproic và điều trị cách quãng bằng diazepam làm giảm sự
tái phát các cơn co giật do sốt cao. Các nguy cơ tương đối nhỏ liên
quan đến co giật do sốt cao đơn thuần không đủ thuyết phục để
bỏ qua các độc tính tiềm tàng của các thuốc chống động kinh được kể trên.
Do đó, trên cơ sở của các nguy cơ và các lợi ích của các điều
trị được chứng tỏ hiệu quả, AAP đã kết luận không khuyến cáo sử dụng điều trị
thuốc chống co giật liên tục hay cách quãng cho trẻ có 1 hoặc nhiều cơn co
giật do sốt cao đơn thuần.
“Trong những trường hợp sự lo âu của bố mẹ liên quan đến co
giật do sốt cao là nặng, uống diazepam cách quãng lúc khởi phát sốt có
thể hiệu quả trong việc ngừa tái phát”. Mặc dù thuốc hạ sốt có thể cải thiện sự
dễ chịu của trẻ, thuốc không ngừa được co giật do sốt cao. Vì các nguy cơ liên
quan đến các cơn co giật do sốt cao đơn thuần thấp và vì số
trẻ bị co giật do sốt cao trong những năm đầu tiên của cuộc
sống cao, điều trị đề nghị cần thiết phải cực kỳ thấp về nguy cơ và các tác
dụng phụ, không đắt và có hiệu quả cao.
Bốn hậu quả có hại có thể xảy ra về mặt lý thuyết sau co
giật do sốt cao đơn thuần là giảm chỉ số IQ, tăng nguy cơ bị động
kinh, nguy cơ tái phát co giật do sốt cao và tử vong. Giảm nhận
thức, giảm chú ý và những bất thường về hành vi không có liên quan đến co
giật do sốt cao đơn thuần tái phát. Một nghiên cứu cho thấy không có
sự khác biệt về việc học ngoại trừ những trẻ có những bất thường thần kinh
trước cơn co giật đầu tiên.
Ở trẻ em bị co giật do sốt cao đơn thuần, nguy
cơ phát triển động kinh lúc 7 tuổi xấp xỉ 1%, tương tự so với quần thể nói
chung. Tuy nhiên, trẻ bị nhiều cơn co giật do sốt cao đơn
thuần bắt đầu lúc 12 tháng tuổi hoặc nhỏ hơn và với tiền sử gia đình có động
kinh thì có tỷ lệ cao hơn, co giật toàn thể không do sốt phát triển khoảng 2,4%
lúc 25 tuổi. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào cho thấy điều trị thành
công co giật do sốt cao đơn thuần có thể dự phòng sự phát
triển sau này của động kinh và cho đến ngày nay không có bằng chứng cho
rằng co giật do sốt cao đơn thuần có thể gây tổn thương cấu
trúc não.
Tỷ lệ tái phát cao đối với co giật do sốt cao đơn
thuần và thay đổi theo tuổi: xấp xỉ 50% đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi đã có
cơn co giật do sốt cao đơn thuần lần đầu tiên và xấp xỉ 30%
đối với trẻ trên 12 tháng tuổi. Trong những trẻ co cơn co giật do sốt
cao lần thứ hai này, 50% có thêm ít nhất một lần tái phát nữa.
Mặc dù có nguy cơ tử vong về mặt lý thuyết từ co giật do
sốt cao đơn thuần gây ra tổn thương, hít hoặc rối loạn nhịp tim, nhưng
những trường hợp này chưa được báo cáo.
Hướng dẩn này giúp bác sỹ nhi khoa quyết định can thiệp điều trị
trong quần thể bệnh nhân này. Hướng dẩn này không có ý định thay thế đánh giá
lâm sàng hoặc thiết lập protocol cho tất cả bệnh nhân bị rối loạn này.
Viện Hàn lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ (AAP) đã ban hành hướng dẩn thực
hành lâm sàng để điều trị lâu dài cho trẻ em bị sốt cao co giật đơn thuần và
xuất bản khuyến cáo này trong số báo tháng 6 của Tạp chí Pediatrics.
Theo BS. Patricia K. Duffner của AAP: “Co giật do sốt cao là rối
loạn co giật phổ biến nhất ở trẻ em, ảnh hưởng 2% đến 5% trẻ em có tuổi từ 6
tháng đến 60 tháng”. “Co giật do sốt cao đơn thuần được định nghĩa là co giật
toàn thân ngắn (< 15 phút) xảy ra một lần trong thời gian 24 giờ ở một trẻ
bị sốt, không có nhiễm trùng nội sọ, không có rối loạn chuyển hóa hoặc tiền sử
co giật không do sốt cao.
Hướng dẩn này đã đưa ra những nguy cơ và những lợi ích của việc
sử dụng của cả hai cách điều trị thuốc chống co giật liên tục và cách quãng
cũng như việc sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ em bị co giật do sốt cao đơn thuần.
Mục đích của việc bổ sung hướng dẩn thực hành bao gồm những điều
sau đây:
- Giúp các nhà thực hành hiểu biết có cơ sở khoa học và sử dụng
hoặc tránh sử dụng các điều trị đề nghị cho trẻ em bị co giật do sốt cao đơn
thuần.
- Cải thiện sức khỏe của trẻ em bị co giật do sốt cao đơn thuần
và tránh những điều trị có khả năng gây những tác dụng phụ và những khả năng
không được chứng minh để cải thiện hậu quả lâu dài cho trẻ em.
- Giảm chi phí điều trị bằng cách tránh những điều trị không có
khả năng cải thiện đáng kể những hậu quả lâu dài cho trẻ em.
- Giúp bác sỹ thực hành giáo dục sức khỏe những nguy cơ thấp
liên quan đến co giật do sốt cao đơn thuần.
Ở trẻ em từ 6 đến 60 tháng, co giật do sốt cao đơn thuần là một
biến cố phổ biến và lành tính và hầu như tất cả trẻ em đều có tiên lượng tốt.
Người ta không ghi nhận di chứng lâu dài của co giật do sốt cao đơn thuần,
ngoại trừ tỷ lệ tái phát cao.
Mặc dù nguy cơ trẻ em bị co giật do sốt cao đơn thuần tiến triển
thành động kinh cực kỳ thấp, tỷ lệ này hơi cao hơn so với quần thể nói chung.
Vì động kinh nhiều khả năng do yếu tố di truyền hơn là do tổn thương cấu trúc
đến não do các cơn co giật sốt cao đơn thuần tái phát, không có bằng chứng cho
rằng điều trị dự phòng cho trẻ em bi co giật do sốt cao đơn thuần sẽ làm giảm
nguy cơ này.
Các thuốc hạ sốt không có hiệu quả trong việc dự phòng sự tái
phát của co giật do sốt cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho đến hiện nay cho
thấy rằng điều trị thuốc chống co giật liên tục bằng phenobarbital, primidone
hoặc acid valproic và điều trị cách quãng bằng diazepam làm giảm sự tái phát
các cơn co giật do sốt cao. Các nguy cơ tương đối nhỏ liên quan đến co giật do
sốt cao đơn thuần không đủ thuyết phục để bỏ qua các độc tính tiềm tàng của các
thuốc chống động kinh được kể trên.
Do đó, trên cơ sở của các nguy cơ và các lợi ích của các điều
trị được chứng tỏ hiệu quả, AAP đã kết luận không khuyến cáo sử dụng điều trị
thuốc chống co giật liên tục hay cách quãng cho trẻ có 1 hoặc nhiều cơn co giật
do sốt cao đơn thuần.
“Trong những trường hợp sự lo âu của bố mẹ liên quan đến co giật
do sốt cao là nặng, uống diazepam cách quãng lúc khởi phát sốt có thể hiệu quả
trong việc ngừa tái phát”. Mặc dù thuốc hạ sốt có thể cải thiện sự dễ chịu của
trẻ, thuốc không ngừa được co giật do sốt cao. Vì các nguy cơ liên quan đến các
cơn co giật do sốt cao đơn thuần thấp và vì số trẻ bị co giật do sốt cao trong
những năm đầu tiên của cuộc sống cao, điều trị đề nghị cần thiết phải cực kỳ
thấp về nguy cơ và các tác dụng phụ, không đắt và có hiệu quả cao.
Bốn hậu quả có hại có thể xảy ra về mặt lý thuyết sau co giật do
sốt cao đơn thuần là giảm chỉ số IQ, tăng nguy cơ bị động kinh, nguy cơ tái
phát co giật do sốt cao và tử vong. Giảm nhận thức, giảm chú ý và những bất
thường về hành vi không có liên quan đến co giật do sốt cao đơn thuần tái phát.
Một nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về việc học ngoại trừ những trẻ
có những bất thường thần kinh trước cơn co giật đầu tiên.
Ở trẻ em bị co giật do sốt cao đơn thuần, nguy cơ phát triển
động kinh lúc 7 tuổi xấp xỉ 1%, tương tự so với quần thể nói chung. Tuy nhiên,
trẻ bị nhiều cơn co giật do sốt cao đơn thuần bắt đầu lúc 12 tháng tuổi hoặc
nhỏ hơn và với tiền sử gia đình có động kinh thì có tỷ lệ cao hơn, co giật toàn
thể không do sốt phát triển khoảng 2,4% lúc 25 tuổi. Tuy nhiên, không có nghiên
cứu nào cho thấy điều trị thành công co giật do sốt cao đơn thuần có thể dự
phòng sự phát triển sau này của động kinh và cho đến ngày nay không có bằng
chứng cho rằng co giật do sốt cao đơn thuần có thể gây tổn thương cấu trúc não.
Tỷ lệ tái phát cao đối với co giật do sốt cao đơn thuần và thay
đổi theo tuổi: xấp xỉ 50% đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi đã có cơn co giật do
sốt cao đơn thuần lần đầu tiên và xấp xỉ 30% đối với trẻ trên 12 tháng tuổi.
Trong những trẻ co cơn co giật do sốt cao lần thứ hai này, 50% có thêm ít nhất
một lần tái phát nữa.
Mặc dù có nguy cơ tử vong về mặt lý thuyết từ co giật do sốt cao
đơn thuần gây ra tổn thương, hít hoặc rối loạn nhịp tim, nhưng những trường hợp
này chưa được báo cáo.
Hướng dẩn này giúp bác sỹ nhi khoa quyết định can thiệp điều trị
trong quần thể bệnh nhân này. Hướng dẩn này không có ý định thay thế đánh giá
lâm sàng hoặc thiết lập protocol cho tất cả bệnh nhân bị rối