Nhiều căn bệnh có thể được điều trị bằng sự thay đổi thực đơn hằng ngày của bé. Theo một số chuyên gia, bằng cách loại bỏ một số loại thực phẩm trong khẩu phần ăn của mình, bé cưng sẽ có cơ hội cải thiện sự cân bằng sinh hóa của cơ thể, tăng khả năng chữa lành và giảm các triệu chứng của bệnh tự kỷ
Chế độ dinh dưỡng dành cho những bé tự kỷ, hay còn gọi là GFCF diet loại bỏ hoàn toàn sự có mặt của casein, một chất được tìm thấy trong tất cả các sản phẩm sữa, và gluten, chứa trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, và một số loại yến mạch.
Tuy một nghiên cứu năm 2009 đã kết luận rằng, GFCF không giúp cải thiện tình trạng tâm lý ở những trẻ tự kỷ nhưng chuyên gia và nhiều bậc phụ huynh vẫn không ngừng hy vọng về khả năng điều trị của GFCF. Một cuộc nghiên cứu nhỏ ở Đan Mạch năm 2010 cho thấy sự cải thiện đáng kể trong khoảng thời gian từ 8-24 tháng. Các nhà nghiên cứu tiến hành khảo sát trên gần 400 trẻ mắc bệnh tự kỷ và họ nhận thấy rằng, chế độ ăn uống GFCF giúp cải thiện các triệu chứng như tăng động, vấn đề kiểm soát cơn giận, vấn đề với ánh mắt – giọng nói, kỹ năng, và các bệnh thể chất như phát ban và co giật cho các nhóm trẻ em nhất định.
Lý giải điều này, các chuyên gia cho rằng, trẻ mắc bệnh tự kỷ thường gặp vấn đề khi tiêu hóa casein và glutein. Không được chuyển hóa, các loại protein này đi qua thành ruột, “tiếp cận” não và có thể dẫn đến vấn đề hành vi, lời nói và kỹ năng xã hội của trẻ. Một giả thuyết khác lý giải đơn giản hơn rằng,vì khi không thể hấp thu casein và glutein, bé cảm thấy đau đớn và khó chịu.
1/ Dinh dưỡng cho bé: Ăn như thế nào?
Chế độ GFCF là một chế độ nghiêm ngặt, loại bỏ hoàn toàn casein và glutein trong thực đơn của con. Để chắc chắn rằng mình không bỏ quan bất kỳ thực phẩm nào có thể làm “ô nhiễm” chế độ dinh dưỡng của con, mẹ nên hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chiên rán. Tốt nhất, mẹ nên tự chuẩn bị bữa ăn cho bé cưng. Dưới đây là những thực phẩm an toàn theo chế độ GFCF:
– Chất béo: dầu oliu, mỡ động vật, dầu dừa, dầu mè
– Sản phẩm thay thế sữa: nước cốt dừa, sữa gạo, sữa khoai tây
– Tinh bột: gạo, bột mì, bột kiều mạch, hạt kê
2/ Thực phẩm nào cần tránh?
– Những thực phẩm chứa glutein: Lúa mì, lúa mạch, yến mạch, lúa mạch đen, mạch nha, nước tương, xúc xích, khoai tây chiên, những thực phẩm sử dụng gia vị, màu sắc và hương vị nhân tạo…
– Những thực phẩm chứa casein: Sữa,sữa chua, bơ, phô mai, kem, kefir, chocolate sữa…
3/ Những lưu ý khi cho trẻ ăn theo chế độ GFCF
– Cẩn thận tình trạng dư đường: Những thực phẩm không chứa glutein thường chứa một lượng đường khá cao. Mẹ nên lưu ý điều này để tránh nguy cơ thừa cân béo phì hoặc làm ảnh hưởng đến lượng đường huyết dẫn đến tiểu đường.
– Thay đổi một cách từ từ: Trẻ nhỏ có thể dễ thích nghi hơn, nhưng với những bé lớn, mẹ nên thay đổi thực đơn của con một cách từ từ. Có thể bắt đầu bằng việc thay sữa bằng sữa gạo, và tiếp tục bằng những thứ khác. Tránh không thay đổi quá nhiều thứ cùng lúc.
– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và thành phần trên từng sản phẩm. Đây là cách tốt nhất để bạn không cho con “ăn nhầm” thực phẩm chứa glutein và casein. Đừng ngại hỏi nếu mẹ không chắc chắn.
– Chắc chắn rằng bé được bổ sung đủ chất dinh dưỡng: Loại bỏ glutein và casein, mẹ nên tìm những thực phẩm thay thế với lượng chất dinh dưỡng tương đương để tránh trường hợp con không được bổ sung đủ chất dinh dưỡng. Các loại rau và nước ép là một lựa chọn tuyệt vời để bổ sung thêm vitamin cho bé.