1. Các triệu chứng của hội chứng cảm cúm
Cúm là một căn bệnh tưởng chừng không quá nguy hiểm nhưng có thể gián tiếp gây ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là dẫn đến tử vong. Người bệnh cần chú ý phân biệt rõ cảm cúm với cảm lạnh. Với người được xác định cảm cúm biểu hiện thường đến bất chợt khó xác định nguyên do. Tuy nhiên có thể phát hiện thông qua một số triệu chứng phổ biến:
- Ho;
- Nước mũi dẫn đến ngạt mũi;
- Cơ thể đau nhức;
- Đau đầu;
- Sức khỏe suy giảm;
- Sốt cảm;
- Tự dưng cảm thấy lạnh người;
- Một số người đi kèm biểu hiện tiêu chảy hoặc nôn ( phổ biến là trẻ nhỏ).
Bên cạnh những biểu hiện trên, bạn cũng cần lưu ý không phải mọi người cảm cúm đều sốt. Nên triệu chứng này chỉ là một trong những biểu hiện có thể xảy ra.
2. Biến chứng của bệnh cảm cúm
Người bệnh cảm cúm có khả năng phục hồi sau 2 tuần phát hiện. Tuy nhiên nếu xuất hiện biến chứng có thể dẫn đến viêm phổi hoặc gây tử vong cho người bệnh. Một trong những biến chứng nghiêm trọng được xác định của bệnh cảm cúm chính là nhiễm trùng xoang. Biến chứng của bệnh cảm cúm có thể do nhiễm virus cúm hoặc đồng nhiễm cả virus lẫn vi khuẩn. Ngoài nhiễm trùng xoang bạn cần lưu ý đến một số vấn đề biến chứng khác có nguy hiểm không kém như:
Một số loại virus cúm sau khi tấn công hệ hô hấp có thể tạo viêm nghiêm trọng dẫn đến nhiễm trùng huyết. Mọi cơ chế của bệnh nhiễm trùng đều để lại những hậu quả nghiêm trọng. Kết hợp với virus cúm, người bệnh sẽ phải đối diện với nguy cơ mắc bệnh mãn tính sau cúm. Khi bệnh nhân có tiền sử hen suyễn mà lên cơn hen vào thời điểm mắc cúm hoặc bị bệnh tim mắc cúm cũng là tình trạng chuyển sang mãn tính hoặc nặng hơn.
3. Đối tượng có nguy cơ mắc chứng cảm cúm
Cúm là căn bệnh xuất hiện đột ngột không có báo trước nên tất cả mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc phải. Tuy nhiên nguy cơ mắc cảm cúm tăng cao ở người có sức khỏe hệ miễn dịch suy yếu. Đặc biệt người cao tuổi có biểu hiện hen suyễn, tiểu đường hay bệnh tim mạch sẽ là tiền đề cơ sở dẫn đến bệnh cảm cúm trở nên nặng hơn.
Ngoài người cao tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ mang thai có thể mắc phải cảm cúm. Một phần do nhóm đối tượng này dễ bị virus tấn công, phần khác sức khỏe miễn dịch của trẻ nhỏ còn non yếu. Phụ nữ mang thai vì chia sẻ nguồn dinh dưỡng cho thai nhi khiến mất cân bằng nội tiết nên một giai đoạn nhất định cũng gặp tình trạng suy giảm hệ miễn dịch do không cung cấp dinh dưỡng mà cơ thể cần.
4. Ảnh hưởng của vắc-xin covid đến bệnh nhân cảm cúm
Các cuộc thử nghiệm vắc-xin đã diễn ra rất nhiều trước khi vắc-xin covid được đưa vào sử dụng phổ biến. Một vài người tiêm thuốc trong thời gian cúm mùa đã nhận thấy nguy cơ mắc hội chứng cảm cúm giảm hẳn sau khi sử dụng vắc-xin. Tuy vậy, những vắc-xin dành riêng cho bệnh cảm cúm vẫn được khuyến khích dùng để giảm số ca tử vong xuống thấp nhất.
Sự nghiên cứu về khả năng ảnh hưởng đến bệnh cảm cúm của vắc xin covid được tiến hành ở hai loại vắc-xin là Pfizer và Moderna. Phân tích đã chứng minh rằng bên cạnh làm giảm nguy cơ biến chứng cho bệnh nhân sau khi mắc covid 19, vắc-xin covid có ảnh hưởng đến bệnh cúm mùa. Một số người sau khi tiêm vắc-xin tham gia nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về việc cơ thể chống lại cúm tăng lên.
Tuy rằng sau khi tiêm vắc-xin covid cơ thể có thêm khả năng chống lại bệnh cúm nhưng việc sử dụng vắc-xin dành cho cảm cúm vẫn được khuyến khích. Để tránh những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, bạn nên tham khảo thêm bác sĩ về vấn đề cân đối thời điểm tiêm 2 loại vắc-xin này. Tránh tiêm liên tiếp khiến cơ thể mệt mỏi hoặc làm giảm tác dụng của vắc-xin.