Trẻ em dưới 5 tuổi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện,cần bổ sung thực phẩm đạm và vitamin trong thời gian dịch bệnh.
Theo ông Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Dinh dưỡng Quốc gia, để tăng sức đề kháng phòng lây nhiễm nCoV, nên tuân theo nguyên tắc dinh dưỡng cho từng đối tượng, theo lứa tuổi, theo bệnh mạn tính đang mắc.
Không có loại thực phẩm riêng biệt nào có tác dụng phòng ngừa dịch bệnh.Dinh dưỡng hợp lý, ăn đa dạng thực phẩm giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch, là quan trọng nhất.
Với trẻ em dưới 5 tuổi, chế độ ăn dự phòng dịch bệnh cũng riêng biệt.Trẻ em trong những năm đầu hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe rất lớn nếu bị lây nhiễm bệnh, nhất là những trẻ cân nặng thấp, suy dinh dưỡng hay có bệnh nền, bệnh mạn tính.
TạiHướng dẫn dinh dưỡng dự phòng Covid-19của Hội Tiết chế Dinh dưỡng Việt Nam, trẻ emcần được đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, các chất sinh năng lượng, vitamin và chất khoáng theo nhu cầu của mỗi lứa tuổi. Bác sĩ dinh dưỡng tư vấn chế độ phù hợp trẻ suy dinh dưỡng hoặc bệnh nền.
Cụ thể, trẻ cần ăn đa dạng thực phẩm, đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm (nhóm bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và chất khoáng). Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, ăn chín, uống sôi, quá trình chế biến không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chú ý rửa tay thường xuyên, khi chế biến và cung cấp thức ăn, rửa tay trước khi ăn.
Ttẻ từ ba đến năm tuổiăn cùng với gia đình ba bữa chính và 1-2 bữa phụ. Số lượng thực phẩm khuyến nghị cho mộtngày ăn của trẻ như sau:
- Ngũ cốc, khoai củ và các sản phẩm chế biến: ăn trung bình 5-6 đơn vị ăn ngũ cốc, khoai củ và sản phẩm chế biến trong một ngày. Một đơn vị tương đương 1/2 bát cơm tẻ hoặc một lát bánh mì hoặc một củ khoai tây... Trong mỗi bữa ăn nên có sự phối hợp giữa ngũ cốc và khoai củ.
- Rau lá, rau củ quả: ăn hai đơn vị mỗi ngày, một đơn vị tương đương 80 g. Cho trẻ ăn phối hợp nhiều loại rau củ quả để cung cấp đa dạng các loại vitamin và chất khoáng khác nhau.
- Trái cây/quả chín: ăn hai đơn vị trái cây chín một ngày, một đơn vị tương đương 80 g. Nên cho trẻ ăn đa dạng các loại trái cây, quả chín.
- Thịt, thủy sản, trứng và các loại hạt giàu đạm: ăn 3,5 đơn vị thịt, thủy sản, trứng và các loại hạt giàu đạm một ngày. Một đơn vị tương đương 31 g thịt lợn, 42 g thịt gà, một quả trứng, 35 g cá, 30 g tôm. Cho trẻ ăn cần đa dạng các loại thực phẩm giàu đạm, cần cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật.
- Sữa và chế phẩm sữa: có thể sử dụng 4 đơn vị sữa và chế phẩm sữa một ngày, tương đương một hộp sữa chua, một miếng phô mai và 200 ml sữa dạng lỏng. Nên phối hợp ba loại sản phẩm sữa để tối ưu hóa thành phần dinh dưỡng trong sữa và chế phẩm sữa.
- Dầu mỡ: dưới 5 đơn vị ăn dầu/mỡ một ngày (dưới 25 ml dầu/mỡ một ngày).
- Đường: dưới 3 đơn vị một ngày (dưới 15 g đường).
-Muối: dưới 3 g một ngày.
- Nước: 6 cốc nước và dịch lỏng (mỗi cốc nước tương đương với 200 ml nước). Không nên cho trẻ uống nước ngọt...
Nước giúp hệ thống nhầy ở đường hô hấp hoạt động tốt, bảo vệ được tế bào ở các niêm mạc không bị tổn thương, giảm khả năng kết dính của các tác nhân gây bệnh vào tế bào, giúp hạn chế các vi khuẩn và virus xâm nhập vào hệ hô hấp. Nước giúp các lông chuyển của đường hô hấp mềm mại, có khả năng đào thải bớt các tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể, do đó rất quan trọng trọng việc phòng lây nhiễm virus.
- Tăng cường vận động: ở nhà cha mẹ nên khuyến khích trẻ tập làm việc nhà như sắp xếp đồ chơi sau khi chơi, quét nhà và tự gấp quần áo cho trẻ. Cần hạn chế thời gian ngồi, xem tivi và chơi game.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần cho bú mẹ hoàn toàn. Cho trẻ bú theo nhu cầu, không cho ăn uống bất kỳ loại thức ăn nào khác ngoài sữa mẹ. Trong sữa mẹ có kháng thể giúp trẻ phòng chống bệnh tật, đồng thời giúp hình thành và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh của trẻ, đặc biệt là hệ miễn dịch tại đường tiêu hóa. Trẻ bú mẹ cũng ít bị các rối loạn chuyển hóa khi trưởng thành.
Trẻ ốm phải được khám bệnh sớm và điều trị khỏi bệnh, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Tiêm chủng đầy đủ theo lịch để phòng chống bệnh tật.