Phần lớn những trường hợp tiêu chảy ở trẻ em đều là do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm vi-rút. Tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột khiến trẻ đi tiêu phân lỏng và liên tục suốt ngày. Trong khi đó, nếu bị tiêu chảy do nhiễm vi-rút, chất thải của trẻ sẽ có dạng nước, rất dễ khiến chúng bị kiệt sức do mất nước quá nhanh và nhiều.
Việc sử dụng thuốc trị tiêu chảy cần có sự tư vấn và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa nhi. Tuy nhiên, nếu mức độ bệnh không quá nặng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà dưới đây:
1. Nước cơm
Tiêu chảy khiến cơ thể của trẻ bị mất nước, đặc biệt là lượng khoáng chất và muối. Vì vậy, việc bù nước cho trẻ bằng các loại đồ uống và dung dịch điện giải là điều rất cần thiết. Nước cơm có khả năng kiểm soát tiêu chảy rất hiệu quả ở trẻ em vì chúng giàu tinh bột, giúp cải thiện tình trạng đi phân lỏng và phục hồi lại lượng nước thiết yếu đã mất cho cơ thể.
Cách làm: Lấy một nắm gạo trắng hoặc gạo lứt đun sôi cùng với ½ lít nước cho đến khi gạo chín đều. Lọc lấy nước gạo, cho thêm khoảng 10g muối và đun sôi thêm vài phút. Nếu muốn, bạn có thể cho thêm nước và đun cho đến khi nước gạo đặc sệt lại. Cho trẻ uống khoảng từ 60ml đến 80ml nước gạo này sau mỗi lần chúng đi vệ sinh cho đến khi những cơn tiêu chảy thưa dần và chấm dứt hẳn.
2. Nước đường - muối
Khi đi phân lỏng dạng nước, trẻ sẽ bị mất đi một lượng đường và muối đáng kể trong cơ thể. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến con bạn bị mất nước. Để giúp cơ thể phục hồi trở lại, nước đường - muối được xem là giải pháp tốt nhất.
Cách làm: Đun sôi 1 lít nước và để nguội. Cho vào đó 1 thìa cà phê muối (khoảng 5g) và 8 muỗng cà phê đường (khoảng 40g). Khuấy thật đều để đường và muối tan hoàn toàn. Loại nước này là phương thuốc tuyệt vời để phòng ngừa tình trạng mất nước khi bị tiêu chảy. Bạn có thể vắt thêm ½ quả chanh. Không chỉ giúp tăng mùi vị của nước đường - muối ngon hơn, chanh còn bổ sung thêm kali cho cơ thể của trẻ, bên cạnh đường và muối.
3. Khoai tây luộc
Ngoài việc bù nước cho cơ thể, bạn cũng cần chú ý cho trẻ ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng trong giai đoạn chúng đang bị tiêu chảy. Chế độ dinh dưỡng đúng đắn sẽ giúp trẻ nhanh phục hồi hơn. Khoai tây luộc là món dễ ăn, dễ tiêu hóa và có thể giúp trẻ cảm thấy no lâu. Sự hiện diện của tinh bột trong khoai tây sẽ giúp hạn chế tình trạng đi tiêu phân lỏng.
Cách làm: Luộc từ 1 đến 2 củ khoai tây trung bình, để nguyên vỏ. Sau khi khoai chín, gọt bỏ vỏ và nghiền nhuyễn. Cho thêm một ít nước và chút xíu muối nếu thích rồi cho trẻ ăn vài muỗng khoai tây nghiền giữa các bữa ăn như một món ăn vặt. Một lưu ý nhỏ là bạn không nên ép con mình ăn nếu chúng không thích. Hãy để trẻ ăn theo ý thích của chúng. Bạn cũng có thể dùng khoai tây nghiền đế chế biến thành những món ăn thơm ngon hơn khi kết hợp chúng với những nguyên liệu khác.
4. Nước gừng
Gừng có công dụng kháng khuẩn nên sẽ giúp làm lành tình trạng nhiễm khuẩn bên trong đường ruột. Đây chính là lý do giải thích tại sao nước ép gừng lại trở thành một phương thuốc dân gian trị tiêu chảy rất tốt cho trẻ em.
Cách làm: Lấy ½ nhánh gừng xay nhuyễn, cho thêm ½ lít nước rồi đun sôi. Lọc lấy nước để nguội rồi cho trẻ uống từng ít một suốt cả ngày. Nước gừng hơi cay nên để dễ uống hơn, bạn có thể cho thêm chút xíu mật ong.
5. Trà thảo dược
Những loại trà thảo dược đặc biệt có thể làm dịu những triệu chứng của bệnh tiêu chảy ở cả người lớn lẫn trẻ em. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có thể uống được các loại trà thảo dược, đặc biệt là những loại có mùi vị tương đối đậm hoặc cay.
Trà hoa cúc vẫn được xem là ưu tiên hàng đầu khi bạn muốn dùng trà thảo dược để trị tiêu chảy cho trẻ. Chúng có tác dụng khoáng viêm nhiễm, giúp đánh bại chứng tiêu chảy và tình trạng nhiễm khuẩn trong dạ dày.
Cách làm: Lấy một vài lá thảo dược mà bạn muốn dùng đun sôi cùng ½ lít nước. Lọc lấy nước, cho thêm một vài giọt mật ong rồi cho trẻ uống ngày hai lầm đến khi bệnh tiêu chảy chấm dứt hẳn.
6. Nước dừa
Loại nước thơm ngon và giàu dưỡng chất này là một cách bù nước lý tưởng cho trẻ khi chúng đang bị tiêu chảy. Nước dừa giúp khôi phục lại lượng muối và các chất dinh dưỡng bị mất đồng thời còn bổ sung thêm các chất chống ô-xy hóa, vitamin và khoáng chất thiết yếu.
7. Sữa chua
Sự hiện diện của những vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ làm dịu lớp thành bên trong của dạ dày, khắc phục tình trạng nhiễm trùng và đẩy lùi bệnh tiêu chảy.