1. Dạy con học cách san sẻ, kiên nhẫn và tự tìm cách giải quyết vấn đề của mình.
Hideko thường chỉ mua 1 cây kem cho 2 đứa con của mình. Chúng cãi nhau về việc ai được cầm, ai ăn trước, ai cắn miếng to hơn là điều không thể tránh khỏi. Hideko sẽ không để tâm, chỉ thầm quan sát chúng cho đến khi thấy 1 trong 2 đứa con tỏ ra quá đáng mới ra tay.
Khi đi ăn nhà hàng, Hideko cũng sẽ chỉ gọi 1 phần ăn. Dù cho trên đĩa là hamburger, bít tết hay bánh pudding thì cũng chỉ có 1 cái. Kể cả đồ chơi cho con cũng chỉ cho 1 thứ. Nhiều người có thể không hiểu và cho rằng Hideko keo kiệt. Tại sao lại tự bắt các con mình phải tranh giành như vậy, cứ để cho chúng vui vẻ có phải hơn không?
Hideko đủ khả năng để mua liền mấy cây kem, để gọi cho con 2 phần ăn. Cuộc sống vật chất ngày một đầy đủ, đó là điều bình thường nhưng vấn đề là mọi vật chất trên thế giới này đâu phải đều được chia phần sẵn cho chúng ta.
Khi người ta muốn có thứ độc nhất vô nhị đang ở trước mắt kia, họ sẽ làm thế nào? Nằm lăn ra đất khóc ăn vạ có tác dụng không? Mặc dù ở xã hội hay trong trường học, các con được tôn trọng và bình đẳng như nhau, nhưng lại khiến cho cơ hội chia sẻ ngày một ít đi. Vì vậy, Hideko đã cố tình tạo ra một môi trường có phần thiếu thốn để giúp các con học cách san sẻ, kiên nhẫn và tự tìm cách giải quyết vấn đề của mình.
2. Cho phép các con đánh nhau: Hiểu sự công bằng của xã hội do tự mình đấu tranh
Ngoài tranh giành đồ ăn, đồ chơi, vị trí, các con cần biết cách giành những thứ khác, kể cả mẹ. Chẳng hạn như tối nay ai sẽ ngủ bên trái mẹ, ai ngủ bên phải mẹ, mặc dù trái hay phải đều như nhau nhưng cũng vẫn phải giành. Nhiều khi 2 con không thỏa thuận được còn đánh nhau, đứa này khóc thét lên rồi đứa kia vẫn không dừng tay. Hideko thường không can dự vào việc này, cũng không bắt chị phải nhường em.
Ở nhà bố mẹ có thể tạo cho con một môi trường bình đẳng nhưng ngoài xã hội hay trường học thì không có sự bình đẳng hoàn toàn. Từ nhỏ chúng ta nên để con tự khám phá ra thế mạnh của mình, tự nhận ra vị thế của mình trong một xã hội nhỏ. Dạy con tuân theo nguyên tắc của xã hội, kể cả 1 số nguyên tắc ngầm. Nếu con không phục thì hãy tự con cố gắng phá vỡ nó.
3. Con có thể bỏ bữa nhưng không thể bị mất tập trung: Đừng làm hỏng khả năng tập trung của con
Nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho trẻ em là một việc rất quan trọng. Nhà cửa phải gọn gàng sạch sẽ nhưng sách thì có thể để rải rác để con chỉ cần với tay là có thể cầm được.
Khi gặp chủ đề mình thích, con sẽ tự giác chăm chú đọc. Lúc này có đến giờ ăn cơm cũng không được gọi, sẽ làm cho việc chăm chú vào nội dung trong sách của con bị gián đoạn. Nhịn một bữa không sao hết nhưng nếu như nhiều lần bị cắt ngang như vậy, khả năng tập trung của con sẽ không thể rèn luyện được nữa.
Trong lúc con đang đọc, cũng không nên hỏi con kiểu như:”Con yêu đang đọc gì vậy?”. Sự quan tâm của bạn sẽ biến thành mối nguy hại cho khả năng tập trung của con, để rồi sau này bạn lại trách con không thể ngồi im một chỗ, không đủ tập trung đọc sách.
4. Hãy để trẻ em yêu thương chó như một thành viên trong gia đình: Học cách trân trọng sinh mệnh.
Nhà Hideko có nuôi 1 con chó, 2 con cá vàng, 2 con châu chấu và 10 con nòng nọc. Nuôi động vật không phải để cho con chơi, cũng không hẳn chỉ để quan sát và còn để dạy con biết trân trọng những sinh mệnh.
Con gái lớn 6 tuổi phụ trách cho chó và châu chấu ăn, dọn sạch chỗ ở của chúng, dắt chó đi dạo (kẻ cả dọn phân chó). Con gái nhỏ 4 tuổi phụ trách nuôi cá. Khi 2 đứa trẻ vừa sinh ra được đưa từ viện về nhà, việc đầu tiên chính là cho chúng gặp chó nhà mình, nói với chúng rằng đây là thành viên trong gia đình, cần phải sống yêu thương nhau.
Khi 2 đứa trẻ ở nhà làm ồn, chú chó sủa lên vài tiếng như cảnh cáo 2 đứa nhỏ. 2 chị em sẽ tự bảo nhau: "Nó giận rồi chúng mình nhỏ tiếng lại nha”.
5. Để con làm việc nhà: Học cách giúp đỡ người xung quanh
Đừng nghĩ rằng con còn bé đến mức chưa tự lo được cho bản thân, không giúp đỡ được gì cho người khác. Đứa trẻ nào cũng có trái tim chân thành muốn giúp đỡ mọi người, người lớn nên nên biết cách phát huy điều này. Đối với chúng ta những việc làm này không đáng kể nhưng với con trẻ, nó là một thành tựu lớn sẽ xây dựng niềm tin cho con. Quan trọng là thúc đẩy sự phát triển của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần để đưa con bước vào xã hội này một cách dễ dàng nhất.
6. Dạy con hiểu “Cảm ơn” và “Xin lỗi”: Tương lai không bị xã hội chê cười
Có thể nhiều người cho rằng các nghi thức của người Nhật quá rườm rà, phức tạp nhưng trên thực tế, những người đã từng được đối đãi theo cách này lại không cảm thấy như vậy. Những đứa trẻ luôn niềm nở với mọi người và chăm chỉ làm việc thì lớn lên chắc chắn sẽ có tương lai xán lạn.
Những đứa trẻ không biết nói xin lỗi thường đổ mọi tội lỗi sang người khác, tương lai cuộc sống sẽ rất vất vả. Biết ơn và xin lỗi chỉ trong lòng thì chưa đủ, mà chúng ta phải khuyến khích con trẻ biểu đạt bằng ngôn từ và hành động.
7. Khuyến khích con chấp nhận rủi ro và thử thách: Học cách đối mặt với đau thương, khó khăn và thách thức
Thường thì những đứa trẻ yêu thích mạo hiểm và thử thách sẽ có IQ rất cao, luôn cố làm mọi việc kể cả có bị bố mẹ cấm. Trải qua thách thức sẽ khiến trẻ càng thêm trưởng thành. Trách mắng quá gay gắt sẽ giết chết tiềm năng thiên bẩm của trẻ. Cho dù biết đó là việc nguy hiểm, nhưng nếu con muốn làm thì hãy cho phép và động viên con làm trong một phạm vi nhất định. Bố mẹ cũng nên học cá...
(Sưu tầm)