Ở độ tuổi mầm non, trẻ tiếp thu bài vở không phải qua những lời nói mơ hồ mà chúng cần được trải nghiệm thực tế, được khám phá, quan sát và thực hành, bởi tư duy của trẻ mầm non là tư duy mang tính chất trực quan. Khi cho trẻ thực hiện một thí nghiệm khoa học nào đó, hãy tạo điều kiện cho trẻ được quan sát, đồng thời tập trung vào những câu hỏi để trẻ tự đưa ra câu trả lời về những hiện tượng, thay đổi mà trẻ nhìn thấy, nghe thấy. Tránh giải thích dài dòng làm trẻ hoang mang khó hiểu, hãy để trẻ tiếp thu mọi thứ bằng chính cảm nhận và giác quan của mình.
Theo phương pháp giáo dục STEAM, để trẻ phát triển tư duy một cách tốt nhất thì khi đặt câu hỏi cho chúng, bạn nên sử dụng những câu hỏi mở thay vì những câu hỏi có câu trả lời đơn giản là “có” hoặc “không”. Chẳng hạn như: Đây là viên kẹo màu hồng đúng không? Que kem này hình chữ nhật à?,…Nên đưa ra những câu hỏi yêu cầu trẻ phải trả lời theo ý hiểu, giúp trẻ huy động vốn hiểu biết và tích lũy kinh nghiệm, chẳng hạn: Quả gì đây?, Bạn biết gì về con mèo?, Con có thể kể cho cô nghe con đã vẽ chiếc thuyền này như thế nào không?,…Bạn cũng có thể kích thích trẻ tự tìm tòi, khám phá qua các câu hỏi: Tại sao con không làm thử?, Con hãy tìm cách khác biết đâu sẽ tốt hơn?,…hoặc rèn luyện kĩ năng phán đoán, suy luận cho trẻ: Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cho nước vào viên kẹo này? Nếu bạn nhỏ nghịch con dao đó thì sẽ nguy hiểm ra sao? Ngoài ra, những câu hỏi kiểu này còn giúp trẻ phát huy được trí tưởng tượng phong phú: Các con có thấy hình vẽ này giống với cái gì mà con đã từng gặp không?,…
Hôm nay các bạn nhỏ MG Bé đã thực hiện UDPP tiên tiến với bài: " Pháo hoa trong nước ". Qua bài học này trẻ rất thích thú và Trẻ biết quy trình làm thí nghiệm, biết hoạt động theo nhóm , chơi hợp tác theo nhóm...
Dưới đây là hình ảnh của hoạt động: