Tết là dịp để mọi người quây quần bên nhau, chính vì thế mà những những món ăn cũng thường được chuẩn bị rất cầu kỳ và thịnh soạn.
Tết đến gia đình nào cũng vậy, dù sang hay khó cũng chuẩn bị mâm cơm ngày Tết thịnh soạn với nhiều món ăn ngon và đặc biệt mà ngày thường không có trước là để cúng tổ tiên, ông bà mong tổ tiên sẽ phù hộ cho con cháu 1 năm mới ấm no, hạnh phúc, sau là để cả gia đình vui vầy sum họp.
Các món ăn cổ truyền ngày tết không chỉ đa dạng về món mà còn chú trọng về hình thức trình bày với các loại bát đĩa, cao thấp, đầy vơi và màu sắc của món ăn. Tết Nguyên Đán ngày khởi đầu cho một năm mới là nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam.
Vào những ngày đầu xuân chính là thời gian tất cả mọi người quây quần sum họp bên gia đình cùng đón mùa xuân mới về.
Mỗi một món ăn mang một hương vị riêng nhưng lại có một ý nghĩa chung là cầu mong sự ấm no, hạnh phúc cũng như ước mong một năm mới phát tài và bình an. Để có thêm những thông tin về các món ăn thường được dùng trong ngày Tết cổ truyền, các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Bánh chưng là món ngon không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán của mỗi gia đình Việt Nam. Có lịch sử lâu đời trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, bánh chưng tượng trưng cho mặt đất, là thức bánh mà hoàng tử Lang Liêu đời vua Hùng thứ 16 đã tạo ra, nhằm thể hiện lòng biết ơn với vua cha và đất trời.
Nhắc đến Tết là nhắc đến bánh chưng, món ăn thể hiện sự kết tinh của trời đất. Sự kết hợp giữa gạo nếp dẻo, đậu ngọt bùi, tiêu cay nhẹ và thịt mỡ béo ngậy đã đem đến cho ngày Tết một thứ bánh ngon tròn vị. Bên cạnh những lời chúc Tết Nguyên Đán hay nhất, du khách có thể dành tặng cho người tân hay bạn bè những chiếc bánh chưng vào dịp Tết Nguyên Đán này.
Dưa hành là món ăn dân dã và bình dị nhưng không kém phần hấp dẫn khi dùng chung với những món ăn truyền thống khác trong dịp Tết. Dưa hành không chỉ mang lại cảm giác ngon miệng cho người dùng mà còn góp phần đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.
Món dưa hành ngon đòi hỏi những củ hành phải trắng mịn, nổi vân xanh có độ giòn và vị chua vừa phải. Theo những người có kinh nghiệm thì bí quyết làm dưa hành ngon là nhờ cách pha nước ngâm. Món ăn này hứa hẹn sẽ đem đến cho du khách những bữa ăn ngon cùng gia đình của mình.
Mỗi dịp Tết về bên cạnh đào mai nở thắm, nhâm nhi bên tách trà thơm ngát không thể thiếu khay mứt với đầy đủ màu sắc như mứt bí thanh mát, vị cay cay của mứt gừng, mứt dừa dẻo ngọt, mứt khoai…. Những sản phẩm này bạn có thể tự tay mình làm để mời mọi người cùng thưởng thức trong những ngày tết hoặc làm quà để biếu.
Bạn xem thêm cách làm các loại mứt TẠI ĐÂY
Trong mâm cỗ ngày Tết của người Việt Nam, chả lụa luôn được đặt ở vị trí trung tâm và là một trong những món ăn chắc chắn phải có. Chả lụa là món ăn làm từ thịt heo được giã nhuyễn trong cối đá, gói bằng lá chuối và luộc chín. Khi sử dụng, chả lụa được thái thành khoanh tròn và bày lên dĩa.
Những miếng chả lụa trắng mịn, vị ngọt, giòn dai sẽ là món ăn ngon mà du khách có thể dành tặng cho những thành viên trong gia đình mình. Nếu thay thịt heo bằng thịt bò, du khách sẽ có được món chả bò thơm ngon, món ăn này thường được nhắc đến trong những blog đi du lịch khám phá Đà Nẵng.
Chả lụa món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết
-
Món 5: Canh măng kho giò heo
Canh mang khô giò heo là sự kết hợp tuyệt vời giữa vị giòn, ngọt thanh của măng và giai béo của chân giò. Đây là món ăn dân dã nhưng đặc sắc thường được sử dụng cùng cơm hoặc miến.
Để cân bằng dinh dưỡng cũng như đem lại sự đa dạng trong mâm cơm ngày Tết, du khách có thể chọn món canh măng khô giò heo. Nếu muốn chế biến món ăn này, du khách phải ngâm măng trước 2 ngày, bởi đây là loại măng khô nên rất cứng. Chân giò được lựa chọn là giò trước của lợn, ít thịt sau đó chặt thành miếng to và tẩm ướp gia vị. Món canh măng khô giò heo sẽ được nấu trong nhiều giờ để gia vị thấm đều và măng mềm.
Khổ qua nhồi thịt là món ngon phổ biến trong bữa cơm ngày Tết của người miền Nam. Không chỉ thơm ngon, món ăn này còn mang ý nghĩa cầu mong những khó khăn của năm cũ sẽ đi qua và chào đón những điều mắn mắn phía trước.
Bên cạnh vị đắng của khổ qua thì còn đậm đà vị ngọt của thịt và nước súp. Vào những ngày Tết, sử dụng canh khổ qua nhồi thịt sẽ giúp du khách giải độc mát gan, do các loại đồ ăn chiên xào hoặc rượu bia gây ra.
Thịt kho trứng cũng là món ăn có mặt trong ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Món ăn truyền thống này còn có tên gọi khác là thịt kho tàu.
Thịt heo được cắt thành hình vuông, trứng được luộc chín vừa phải sau đó kho cùng với nước màu dừa. Thịt kho trứng là món ăn mang tính hài hòa âm dương với thịt heo vuông và trứng tròn.
Người dân Việt Nam sử dụng món ăn này trong suốt cả năm nhưng nhiều nhất vẫn là dịp Tết cổ truyền. Món ăn này đã góp phần trả lời cho câu hỏi Tết Nguyên Đán có gì hấp dẫn mà nhiều du khách đang thắc mắc.
Bạn xem cách làm thịt kho trứng TẠI ĐÂY
Cũng giống như những món ăn khác, bánh tét là món ăn chính không thể thiếu trong những ngày đầu năm. Bánh tét được làm từ gạo nếp và gói thành những đòn dài với lớp lá chuối bọc bên ngoài.
Đối với người miền Nam, món bánh này có hai loại là bánh mặn với nhân đậu, thịt heo, bánh ngọt có nhận chuối hoặc đậu xanh. Ngoài việc được dử dụng để dâng cúng ông bà hoặc làm quà biếu, bánh tét kết hợp với tôm khô, dưa hành, củ kiệu còn là món ăn ngon miệng hấp dẫn người thưởng thức trong ngày Tết.
Trên đây là những món ăn cổ truyền trong ngày tết, mỗi món ăn mang một màu sắc, hương vị và có ý nghĩa riêng của từng món. Hãy tự tay mình chế biến những món ăn ngon và hấp dẫn để góp phần thêm hương vị tươi vui trong không khí ngày xuân. Dịp Tết chính là dịp các bạn thể hiện sự khéo léo của mình làm nên các món ăn ngon ngày Tết để mời cả gia đình cũng thưởng thức.
Để mâm cỗ ngày Tết thêm phần phong phú và thú vị du khách có thể lựa chọn những món ăn ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam mà Mâm Cơm Việt vừa chia sẻ trên.
Chúc các bạn có cho mình một bữa cơm đầu năm thật ngon và tràn ngập niềm vui cùng với gia đình của mình.