Sai lầm bố mẹ cần biết để tránh khi dạy con tự lập

Worldkids – Bài viết chia sẻ về những sai lầm bố mẹ cần biết để tránh khi dạy con tự lập, từ đó giúp cho quá trình giáo dục trẻ trở nên hiệu quả và thành công.

Dạy con tự lập luôn là một trong vấn đề được các bậc làm cha làm mẹ đặc biệt chú trọng để góp phần xây dựng tính cách tốt đẹp cho trẻ. Tuy nhiên, trên thực tế, có không ít phụ huynh đã mắc phải sai lầm khiến việc dạy con tự lập trở nên kém hiệu quả và thành công. Trước tình hình đó, bài viết xin chia sẻ về các sai lầm này nhằm giúp các bậc phụ huynh nhận thức đầy đủ và tìm được biện pháp khắc phục.

Quan điểm dạy con tự lập theo phương pháp Montessori

Phương pháp Montessori là một phương pháp dạy trẻ tự lập được rất nhiều bậc phụ huynh cũng như các trường mầm non quốc tế sử dụng. Theo phương pháp Montessori, mấu chốt của vấn đề là do trẻ không biết cách làm chứ không phải là trẻ không thể làm được. Chính vì thế, cách tạo ra môi trường học và cách dạy trẻ của ba mẹ sẽ quyết định đến việc liệu trẻ có thể làm được việc đó một mình được hay không.

sai-lam-bo-me-can-biet-de-tranh-khi-day-con-tu-lap

Lời khuyên dạy trẻ tự lập theo phương pháp Montessori

  1. Khi trẻ có những hành động như đòi tự đi đánh răng, ăn cơm, đi giày,… điều cần làm của ba mẹ đó là hãy dõi theo hành động của trẻ như thể hiện sự tiếp nhận với mong muốn của con. Đồng thời, hãy quan sát xem trẻ còn đang vướng mắc ở chỗ nào để từ đó đưa ra chỉ dẫn cho phù hợp.
  2. Khi muốn dạy trẻ, bạn chỉ nên dạy một thứ để tránh trường hợp trẻ sẽ nhanh quên.
  3. Các hành động cần được chia nhỏ thành các bước rõ ràng, đối với các bước khó khăn, nên lặp lại để trẻ có thể nhìn thấy và làm theo.
  4. Cho trẻ nhìn và bắt chước theo các hành động của bạn. Do tốc độ lý giải của trẻ không nhanh bằng người lớn (khoảng 24 hình/phút, trong khi người lớn đạt 24 hình/giây) nên hãy nhớ làm các bước thật chậm và tỉ mỉ để trẻ kịp tiếp thu.

Sai lầm bố mẹ cần biết để tránh khi dạy con tự lập

  1. Nguyên tắc của việc dạy trẻ tự lập đó là đừng nói mà hãy hành động, nghĩa là thay vì thuyết minh giảng giải, bạn hãy làm hành động đó cho trẻ nhìn.
  2. Sau khi thực hiện hành động, ba mẹ mới nên bắt đầu giải thích cho con.
  3. Tránh không sử dụng các từ ngữ mang hàm ý chê bai, gây nên tâm lý tự ti cho trẻ.
  4. Đừng tỏ ra sốt ruột khi gặp thất bại bởi những thất bại đó sẽ là sự khởi đầu của những thành công và nó sẽ vô cùng có ý nghĩa với cuộc đời các bé.
  5. Đừng vừa làm cho trẻ xem vừa kiểu lên giọng với trẻ (ví dụ như “đây, làm thế này” hay “con đã thấy con sai ở điểm nào chưa”). Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy tụt hứng và không muốn làm việc đó nữa.
  6. Cuối cùng là việc lựa chọn thời gian thích hợp. Mỗi trẻ sẽ có những tính cách và ý chí khác nhau, do đó những bậc làm cha làm mẹ nên quan sát tỉ mỉ để tìm ra một thời điểm phù hợp nhất đối với con mình. Việc trẻ tiếp thu nhanh hay chậm sẽ không quan trọng bằng việc trẻ sẽ nhận được gì cho bản thân từ những việc làm ấy. Và đây mới là mục tiêu quan trọng của việc dạy tự lập cho trẻ.

Bên cạnh việc dạy tại nhà thì việc tạo cơ hội để trẻ tự rèn luyện tại trường cũng đóng góp một phần khá quan trọng để trẻ thêm tự lập. Trên thực tế, cũng có rất nhiều trường mầm non, nhất là các trường mầm non quốc tế đã áp dụng các phương pháp giáo dục hiện đại để đáp ứng nhu cầu này. Đây là một xu thế mới và cần được nhân rộng và phát triển trên hệ thống giáo dục mầm non cả nước.

Hi vọng với những thông tin được trình bày ở trên sẽ giúp bạn đọc có thêm những hiểu biết về việc dạy tính tự lập cho trẻ, từ đó có được cho mình những phương pháp giảng dạy phù hợp.