Năm 2020 - ưu tiên phát triển Đầu tư cho
lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Động lực để phát triển nền kinh tế tri
thức trong kỷ nguyên mới
Sáng nay (6/1/2020) tại TP.HCM
đã diễn ra Diễn đàn Đầu tư và Phát triển Kinh doanh 2020: “Cơ hội tăng
tốc & bứt phá”, do Ban Kinh tế Trung ương và Phòng Thương mại Công
nghiệp Việt Nam (VCCI) đồng chủ trì, Hiệp hội Các tổ chức dịch vụ phát
triển kinh doanh Việt Nam (VABO), Diễn đàn Đầu tư BizLIVE.vn tổ chức.
Diễn đàn được thảo luận với 3 phiên, có sự tham gia của TS. Vũ Tiến
Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); TS.
Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung
Ương; Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ; TS.
Trần Du Lịch, Chuyên gia kinh tế, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ
tướng Chính phủ; TS. Võ Trí Thành, Chuyên gia kinh tế; Ông Vũ Tú Thành,
Phó giám đốc điều hành khu vực, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN; bà
Vũ My Lan - Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Egroup cùng 300 đại biểu,
là đại diện Ngân hàng Nhà nước, Cục Hàng không Việt Nam (Bộ Giao thông
Vận tải), các tổ chức quốc tế như Eurocham, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ -
ASEAN, các chuyên gia kinh tế, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các cơ
quan thông tấn báo chí cùng đại diện doanh nghiệp.
Các diễn giả tham gia thảo luận tại diễn đàn
Năm 2019, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, tăng trưởng chậm
lại bởi xung đột thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc, Nhật Bản – Hàn Quốc...
Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được sự tăng trưởng nhờ các yếu
tố hỗ trợ tích cực từ môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, các rào cản về
thể chế, chính sách từng bước được tháo gỡ. Bước sang năm 2020, đây
được coi là năm bản lề của kinh tế - xã hội Việt Nam, với việc tổng kết
thực hiện các nghị quyết, quyết định quan trọng của Đảng và Chính phủ về
chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020, là năm cuối
thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020 và đề ra những chiến
lược cho giai đoạn tiếp theo.
Diễn đàn thảo luận với 3 phiên về chiến
lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020, là năm cuối thực
hiện kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020 và đề ra những chiến lược
cho giai đoạn tiếp theo
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết, hai từ khóa của năm 2019 là
gian nan và dũng cảm, thương chiến Trung - Mỹ đang gây ra nhiều bất lợi
cho kinh tế Việt Nam, nhưng chúng ta đã dũng cảm vượt lên thông qua
những chỉ số kinh tế vĩ mô.
Có thể nói quy mô kinh tế của Việt Nam tăng nhanh, lần đầu tiên lọt
top 50 nền kinh tế thế giới xét về quy mô nền kinh tế, cộng đồng doanh
nghiệp đang phát triển, tốc độ phát triển của doanh nghiệp lớn có quy mô
rất nhanh, cộng đồng doanh nghiệp nhỏ đang sinh sôi. Mặc dù vậy, theo
ông Lộc, 2020 tiếp tục là năm gian nan, khó khăn, thậm chí khó khăn hơn
với doanh nghiệp vì xu thế thế giới giảm tốc, thách thức với kinh tế còn
nhiều.
Đối với một số lĩnh vực đang được coi là mới nổi, thu hút đầu tư từ
khu vực tư nhân như Giáo dục, đào tạo, hàng không, Du lịch… thì 2020
được xem là năm bước vào giai đoạn cạnh tranh gay gắt.
Tại phiên thảo luận thứ 3 của diễn đàn, liên quan đến lĩnh vực giáo
dục, bà Bùi Kim Thuỳ, Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN điều phối phiên
thảo luận đã đặt câu hỏi với bà Vũ My Lan, Tổng giám đốc
Egroup, vì sao Egroup lại chọn đầu tư vào giáo dục? Hiện doanh nghiệp
còn đang vấp phải rào cản nào?
Trước khi trả lời câu hỏi, bà My Lan dẫn ví dụ về trường hợp Hàn
Quốc. Những năm 1960, Hàn Quốc là một trong những nước nghèo và đã lấy
giáo dục là bệ phóng. Hàn Quốc đã cử hàng nghìn học sinh sang Mỹ, châu
Âu học và có những chính sách khuyến khích người giỏi về nước cống hiến.
Họ cũng khuyến khích 5% học sinh giỏi trở thành giáo viên, trả lương
cao và xã hội cũng quý trọng nghề giáo.
Bà Vũ My Lan, Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Egroup cho rằng Giáo dục sẽ tăng tốc bứt phá nếu được tạo điều kiện, thể chế…
Minh họa cho việc này, năm 2016, Tập đoàn giáo dục Chungdahm (Hàn
Quốc) đã chọn Egroup và chính thức rót vốn vào hệ sinh thái giáo dục này
thông qua việc mua sở hữu hơn 10% vốn của CTCP Anh ngữ Apax English. Từ
đây, sản phẩm giáo dục mang thương hiệu Apax English/Apax Leaders được
xây dựng và nhanh chóng phát triển trên toàn quốc. Nếu như các doanh
nghiệp cùng ngành đi trước cần 17-18 năm để định vị thị phần ở hai đầu
đất nước là Hà Nội và TP. HCM thì tại Egroup, chỉ sau 3 năm, gần 130
trung tâm tiếng Anh chất lượng cao mang thương hiệu Apax English/Apax
Leaders đã có sự hiện diện ở rất nhiều tỉnh thành trên toàn quốc, thu
hút gần 75.000 học viên. Thành quả mà Egroup đạt được, như đánh giá của
Ông Kim Young Hwa, Chủ tịch Tập đoàn Chungdahm là “vượt mong đợi”. Thậm
chí, ông phát biểu công khai với Đoàn công tác từ Việt Nam sang thăm
Chungdahm vào tháng 5/2019 rằng, những gì Chungdahm xây dựng trong 20
năm thì Egroup xây dựng thành công trong 4 năm.
Apax English – Apax Leaders đã và đang là một trong những minh chứng cho thành công của giáo dục hiện nay
Theo bà Vũ My Lan - Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Egroup: "Trong 3
thị trường quan trọng là thị trường lao động, tài chính và hàng hoá thì
lao động là thị trường phải được quan tâm hàng đầu. Chúng ta đang sống
trong kỷ nguyên số với tốc độ phát triển nhanh chóng. Nếu nguồn nhân lực
không được chuẩn bị thì chỉ 5-15 năm nữa chúng ta sẽ tụt hậu và Việt
Nam có thể thua ngay trên sân nhà. Bởi theo nhiều chuyên gia về tương
lai học, 10-15 năm nữa nhiều ngành sẽ biến mất, 70-80% công việc được
thay thế bằng công việc mới. Vì vậy, ngành giáo dục Việt Nam cần kịp
thời đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực đạt chuẩn. Và giáo dục cũng chính
là thị trường cần được ưu tiên đầu tiên".
Do đó giáo dục nguồn nhân lực cần được quan tâm hàng đầu và có chính
sách khuyến khích”. Nếu được cởi những nút thắt về điều kiện thành lập
trường, pháp chế, thì dư địa đầu tư cho giáo dục còn rất lớn". bà My Lan
nói.
Để thay đổi chất lượng giáo dục, việc thay đổi cách dạy và học tiếng
Anh tại Việt Nam để ngôn ngữ quốc tế trở thành ngôn ngữ thứ hai tại Việt
Nam là rất quan trọng. Đây sẽ là chiếc chìa khóa mở cánh cửa tri thức
để người Việt Nam tìm hiểu, nghiên cứu khoa học và kết nối với xu hướng
phát triển hiện đại, phục vụ cho tương lai phát triển cho mỗi cá nhân,
cũng như cho nền kinh tế.
Nếu như Apax English/Apax Leaders là chuỗi giáo dục góp phần nâng cao
tiếng Anh cho người Việt thì trường liên cấp Firbank Australia với các
cấp học từ mầm non đến trung học cơ sở sẽ là một quần thể giáo dục đồng
nhất, góp phần hoàn thiện và phát triển hệ sinh thái giáo dục của Egroup
mà đại diện sở hữu là Apax Holdings. Tháng 9/2019, Apax Holdings quyết
định rót tiền mua hơn 7.000 m2 đất tại Hà Nội để mở trường liên cấp quốc
tế với mong muốn tạo nên một hệ thống giáo dục đảm bảo chất lượng cho
nguồn nhân lực Việt và sau vài ba thập kỷ, du học sinh nước ngoài sẽ lựa
chọn đến và học tập tại Việt Nam.
Để đáp ứng được sự tăng trưởng về kinh tế thì chất lượng lao động hay
chất lượng giáo dục là điều tiên quyết. Do vậy, trong suốt một thập kỷ
qua, kinh tế Việt Nam đã liên tục phát triển và duy trì được đà tăng
trưởng bền vững. Trong năm 2020 và tiếp nữa, nền kinh tế Việt Nam đang
được kỳ vọng là điểm đến của Đông Nam Á và khu vực.