Ở trường mầm non trẻ nhà trẻ được ăn 2-3 bữa/ngày bao gồm 2 bữa chính và một bữa phụ, hoặc 2 bữa chính trưa và chiều, trong đó bữa trưa là quan trọng nhất. Thông qua bữa ăn trưa, trẻ được bù đắp những năng lượng đã bị tiêu hao và cung cấp năng lượng để tham gia các hoạt động tiếp theo.
Cơ thể trẻ lứa tuổi mầm non đang trong giai đoạn phát triển rất nhanh, đòi hỏi khẩu phần ăn phải đầy đủ cả về chất lượng và số lượng. Ở trường mầm non Quang Trung, trẻ nhà trẻ được ăn 2 bữa/ngày bao gồm 2 bữa chính trưa và chiều, trong đó bữa trưa là quan trọng nhất. Thông qua bữa ăn trưa, trẻ được bù đắp những năng lượng đã bị tiêu hao và cung cấp năng lượng để tham gia các hoạt động tiếp theo. Vì vậy, tổ chức bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình chăm sóc- giáo dục trẻ.
Để các con được ăn ngon, ăn hết xuất và giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng xuống còn thấp nhất khi kết thúc năm học, giáo viên phải thường xuyên tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ; để tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ giáo viên cần chú ý tới ba thời điểm đó là trước khi ăn, trong khi ăn và sau khi ăn:
- Trước khi ăn, cần chuẩn bị cho trẻ tâm thế thoải mái nhất đó là thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân cho trẻ được sạch sẽ về tay, chân và mặt. Chuẩn bị đầy đủ bàn, ghế, khăn ướt.
- Trong khi ăn, giáo viên sẽ chia đều cơm, thức ăn cho trẻ. Giới thiệu món ăn, giá trị dinh dưỡng trong thức ăn. Động viên trẻ ăn hết xuất, bón cho trẻ ăn chậm hoặc lười ăn hoặc mới ốm dậy…
- Sau khi ăn, giáo viên nhắc trẻ cất ghế, bát vào đúng nơi quy định, cho trẻ uống nước, lau miệng, đi vệ sinh rồi chuẩn bị chuyển sang hoạt động ngủ
Nuôi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng của quá trình chăm sóc giáo - dục trẻ trong trường mầm non. Nuôi dưỡng đảm bảo chất lượng có tác dụng tăng cường và bảo vệ sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ phát triển tốt, tạo điều kiện thực hiện nội dung giáo dục toàn diện.
Ngoài ra cần rèn luyện các kỹ năng đơn giản cho trẻ như: Cầm thìa, xúc cơm, lau tay, lau miệng... để trẻ hình thành thói quen tự xúc cơm.
Đối với giáo dục mầm non, công tác nuôi dưỡng- chăm sóc- giáo dục trẻ là mục tiêu nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu và tách rời với chương trình giáo dục mầm non. Chính vì vậy để công tác tuyên truyền nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả cao, điều không thể thiếu đó là sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, sự chăm sóc và chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ, cân đối sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của trẻ.