Dừng ngay việc ăn sữa chua sai cách tránh rước ung thư vào người
Nhiều người ưa thích ăn sữa chua nên lạm dụng nó sai cách mà không biết mình đang gây nguy hại cho sức khỏe bản thân.
Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho hệ tiêu hóa do chứa đầy đủ các chất protein (với nhiều axit amin cần thiết, nhất là lysin), glucid, lipid, các muối khoáng (nhất là canxi) và vitamin, chủ yếu là vitamin nhóm B và A.
Tuy vậy, sữa chua cũng không phải là loại thực phẩm vạn năng để bạn có thể ăn thoải mái vào bất kì lúc nào, cũng như kết hợp với những thực phẩm khác vô tội vạ.
Dưới đây là những lưu ý cần thiết giúp bạn hiểu đúng và có cách ăn đúng, tránh sai lầm khi ăn sữa chua để không gây hại đến sức khỏe:
Ăn càng nhiều sữa chua càng tốt
Rất nhiều người cho rằng ăn càng nhiều sữa chua càng tốt nhưng quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết các chất dung môi trong dạ dày, làm giảm cảm giác thèm ăn. Đặc biệt nếu thường xuyên ăn quá nhiều sữa chua bạn sẽ thấy lạnh bụng. Lời khuyên cho bạn là mỗi ngày chỉ nên ăn 250 đến 500 gram sữa chua là hợp lý.
Ăn sữa chua với thịt chế biến
Các loại thịt chế biến có mỡ như xúc xích, thịt xông khói... sẽ có chất nitrat (nitro), khi kết hợp cùng sữa chua sẽ tạo thành chất nitrosamine là chất gây ung thư.
Nếu bạn kết hợp sữa chua với xúc xích, thịt hun khói, các sản phẩm đông lạnh chế biến từ thịt, thuốc kháng sinh… có thể gây táo bón, các bệnh về dạ dày.
Hâm nóng trước khi ăn
Rất nhiều mẹ bỉm sữa sợ các bé ăn sữa chua lạnh sẽ bị viêm họng nên ngâm sữa chua qua nước nóng hoặc hâm nóng qua lò vi sóng. Đây cũng là một cách ăn sai lầm bởi các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ mất khả năng hoạt động, hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa chua sẽ bị ảnh hưởng.
Do vậy, tốt nhất nếu sữa chua lạnh, bạn có thể để ngoài môi trường 30-45 phút, hoặc ngâm vào nước theo tỷ lệ 2 sôi, 1 lạnh trong 15 phút trước khi ăn.
Ăn sữa chua với các loại quả có vị chua
Trong thành phần nước của các loại trái cây có vị chua như cam, chanh, quýt, khế... có acid mà sữa chua lại chứa nhiều protein. Khi chúng kết hợp lại với nhau sẽ ảnh hưởng tiêu cực cho hệ tiêu hóa. Bạn có thể gặp tình trạng trướng bụng, khó tiêu hoặc thậm chí là đau bụng tiêu chảy.
Ngoài ra, bạn không nên cho sữa chua vào nước cam, nước chanh. Chúng tạo kết tủa khiến món ăn không còn thơm ngon nữa.
Ăn sữa chua đông cứng
Nhiều người có thói quen mua sữa chua về để trên ngăn đá cho đông cứng thành đá rồi mới ăn. Nhưng đây là cách ăn hoàn toàn sai lầm, vì sữa chua đông cứng như vậy sẽ khiến một số vi khuẩn có lợi sẽ chết do nhiệt độ quá lạnh. Ăn như vậy sẽ không mang lợi cho sức khỏe.
Ăn sữa chua với đường
Trong sữa chua có chứa lysine, sẽ phản ứng với fructose trong điều kiện nóng tạo ra độc tố fructose lysine ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. Vì vậy, bạn chỉ nên cho đường vào sữa chua sau khi sữa đã được làm lạnh.
Ăn sữa chua khi đói
Sữa chua tuyệt đối không phải là sản phẩm "cứu đói" như bạn vẫn tưởng. Khi bạn ăn sữa chua với chiếc bụng rộng, những vi khuẩn trong thực phẩm này sẽ quay sang tấn công dạ dày của bạn, làm tăng lượng axit, về lâu dài gây ra nguy cơ viêm loét dạ dày. Vì thế, nếu bạn có thói quen mở đầu một ngày mới bằng một cốc sữa hay hộp sữa chua, hãy từ bỏ. Lời khuyên cho các bạn là sau bữa tối 1 đến 2 tiếng ăn sữa chua sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.
Ăn sữa chua với sô cô la
Trong sữa chua giàu protein và canxi, trong khi chocolate lại chứa axít oxalic. Vì vậy, khi kết hợp chúng sẽ dẫn đến sự hình thành canxi oxalat không hòa tan, khiến việc hấp thu canxi khó khăn. Đôi khi, nó còn có thể gây ra một số tình trạng như tóc khô, đau bụng…
Ăn sữa chua ngay sau khi dùng kháng sinh
Bạn không nên ăn sữa chua ngay sau khi dùng kháng sinh vì chúng có thể giết chết hoặc tiêu diệt vi khuẩn lactobacillus có lợi trong sữa chua.
Ăn sữa chua với cháo
Sự kết hợp giữa cháo và sữa chua không tăng thêm chất dinh dưỡng như nhiều người vẫn nghĩ. Bởi trong sữa có chứa vitamin A, còn cháo chủ yếu là tinh bột, trong đó chất xúc tác lipoxygenase sẽ phá hỏng vitamin A, làm giảm chất dinh dưỡng có trong đó.