Không những vậy, trời nóng còn khiến cơ thể khó chịu và bạn có thể bị mất ngủ vào ban đêm. Nhiệt độ tăng cao, nắng nóng dài ngày tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi-rút, vi khuẩn, côn trùng gây bệnh sinh sôi nảy nở.
Các loại bệnh dễ mắc phải do nắng nóng như bệnh về đường hô hấp (viêm phổi, viêm họng, sốt vi-rút…), các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như tiêu chảy.
Những đối tượng có nguy cơ bị ảnh hưởng do thời tiết nắng nóng
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 4 tuổi
Đối với trẻ nhỏ, đặc biết là trẻ dưới 4 tuổi, thời tiết nắng là điều kiện thuận lợi cho các bệnh như rôm sảy, chân tay miệng, sởi, rubella, … phát triển. Các bé còn rất dễ bị các bệnh về đường hô hấp như viêm họng (do ăn kem, uống nước đá), viêm phổi, viêm phế quản (do dùng điều hòa sai cách). Thời điểm này cũng là lúc các bé được nghỉ hè, vì vậy, nhu cầu vui chơi giải trí của trẻ cũng tăng cao. Trẻ rất có thể bị say nắng, cháy nắng do đi bơi hoặc khi đi chơi. Ngoài ra, mùa hè cũng là thời điểm mà dịch viêm não Nhật Bản bùng phát mạnh mẽ.
Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý những điều sau:
– Hạn chế cho trẻ ăn kem, uống nước đá lạnh;
– Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa ở mức hợp lý, không để điều hòa phả thẳng vào người các bé;
– Hạn chế cho trẻ ra nắng, đi bơi vào những thời điểm nắng nóng đỉnh điểm (khoảng từ 9h sáng tới 4h chiều);
– Cho trẻ ngủ màn hoặc dùng các sản phẩm chống muỗi để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản.
Những người mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch, tâm thần, béo phì; người đang uống thuốc
Đối với những người có tiền sử bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh cũng rất dễ trở nặng vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm như thế này. Cần chú ý tránh ra ngoài trời vào những giờ cao điểm nắng nóng; ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý; tránh xúc động mạnh.
Những người phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt, không thuận lợi
Những người làm việc ngoài trời hay trong những khu vực nóng và môi trường làm việc không thoáng khí; người tham gia vào các hoạt động nặng, tiêu hao nhiều năng lượng dưới thời tiết oi bức, cần hết sức lưu ý đề phòng say nắng, cháy nắng, kiệt sức do nắng nóng. Để phòng các bệnh trên, cần chú ý các biện pháp bảo vệ da, bảo vệ cơ thể khỏi nắng nóng; bổ sung chất dinh dưỡng để cơ thể có sức đề kháng; chú ý uống đủ nước để phòng mất nước.
Những người sống ở khu vực thành thị
Những người sống ở khu vực thành thị cũng dễ bị đột quỵ do nắng nóng hơn so với cư dân sinh sống ở các vùng nông thôn. Nguyên nhân là do hiệu ứng bê tông khiến nhiệt độ ở thành phố cao hơn nhiệt độ của thời tiết, trong khi vào ban đêm lại có hiệu ứng “đảo nhiệt”, tức là nhiệt độ giảm chậm hơn so với ở vùng nông thôn.
Cách phòng chống các bệnh do nắng nóng
– Hãy đảm bảo cơ thể đủ nước. Cần uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng (0,5-1g/lit nước), nước pha Oresol, nước dừa, nước lọc…Tuy nhiên, hãy uống nước đúng cách, đừng đợi khát mới uống cả cốc mà hãy chủ động uống nước kể cả khi không thấy khát.
Hãy luôn chủ động nhắc nhở người già, trẻ nhỏ uống nước để phòng nguy cơ mất nước. Một người khi hoạt động thể lực trong môi trường nóng bức có thể uống 0,5-1 lít nước mát mỗi giờ). Hạn chế các loại nước có cồn vì chúng càng làm gia tăng tình trạng mất nước.
Nhắc nhở trẻ uống nước thường xuyên
– Chú ý chế độ ăn uống đầy đủ với nhiều rau xanh và hoa quả tươi, bữa ăn cần bảo đảm đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể, đề phòng bệnh tật.
– Nhằm đảm bảo, hạn chế nguy cơ đột quỵ, những đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ cần hết sức lưu ý tránh ra ngoài trời khi nắng gắt giữa ngày, đeo kính chống chói mắt.
– Khi ra ngoài trời nắng nên mặc áo sơ mi dài tay và đội mũ rộng vành để bảo vệ da khỏi ánh mặt trời. Nên chọn quần áo nhẹ và được làm từ chất liệu thoáng mát như cotton.
– Không nên đột ngột từ phòng điều hòa ra ngoài nắng ngay mà phải có thời gian vài phút để thích ứng với nhiệt độ ngoài trời.
Hoa quả và rau xanh rất tốt cho sức khỏe trong mùa hè
Hoa quả chứa nhiều vitamin C
Chọn hoa quả tươi, có chứa nhiều vitamin C như: dưa hấu, cam, thanh long, táo, cà chua… Ngoài ăn trực tiếp, dùng các loại hoa quả này ép lấy nước uống hoặc làm sinh tố cũng rất tốt.
Rau xanh
Nên ăn nhiều thức ăn mát như các loại rau củ quả giàu kali (rau má, cà chua, mồng tơi, rau đay, diếp cá, xà lách xoong…). Trung bình mỗi ngày một người nên ăn ít nhất 200g trái cây và 300g rau xanh.
Các loại canh chua có nhiều nước, được chế biến đơn giản và có tác dụng làm mát như: canh cua, hến, thịt nạc nấu chua… rất thích hợp cho mùa hè.
Ngoài ra, còn có rất nhiều các món canh bổ dưỡng, có tác dụng mát phổi như: đậu phụ nấu cùng thịt nạc hoặc tôm khô xay nhuyễn…
Các loại nước giúp giải nhiệt
Một số loại nước giúp giải nhiệt mùa hè
-
Nước đậu đen
Đậu đen rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, cho đậu lên chảo rang kỹ đến khi có màu vàng, ngửi thấy mùi thơm thì hạ thổ, để nguội. Khi dùng, lấy một dúm nhỏ đậu đen đã rang cho vào ấm và đun sôi khoảng 10 phút. Sau thời gian này, bắc ấm xuống bếp nhưng vẫn không mở vung để ủ đậu. Đợi một lúc thì rót nước ra cốc và uống, có thể cho đường hoặc muối để uống tùy khẩu vị. Đậu đen có tác dụng bổ thận, trừ phong thấp, giải độc, bổ sung vitamin.
-
Nước atisô: Mua atisô thành phẩm hoặc tươi về nấu lấy nước uống như trà. Bông atisô nấu chín có tác dụng bổ gan, lọc máu, bổ tim, chống độc, lợi tiểu.
-
Nước vối: Lá vối khô rửa sạch cho vào ấm, cho nước lạnh vào đun đến sôi rồi uống nóng hoặc uống lạnh. Nước vối giải khát, giải nhiệt, có tác dụng lợi tiểu và mát.
-
Nước mía: Dân gian thường dùng dưới dạng ăn sống, ép hoặc sắc lấy nước uống. Nước mía phòng các chứng bệnh viêm nhiệt, miệng khô họng khát, sốt cao mất nước,…