New zealand và nền giáo dục mầm non của những đứa trẻ hạnh phúc nhất thế gian
Trẻ em New Zealand ngay từ khi sinh ra ở những năm đầu đời đã được xã hội nuôi dưỡng để trẻ có thể phát triển một cách tự do và vui vẻ, để thỏa sức tìm tòi, khám phá tự phát triển năng lực cá nhân, và để khai phóng trí tuệ. New Zealand chính là đất nước nơi mà Giáo dục mầm non được đề cao và coi trọng. Giáo dục mầm non cần tập trung ưu tiên các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, nhân lực, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để trẻ phát triển toàn diện các mặt như phát triển ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội, kỹ năng giao tiếp và hiểu biết chung. Đặc biệt giáo dục mầm non New zealand luôn được coi trọng là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của mỗi con người. Vậy hãy cùng Kiddihub tìm hiểu trong bài viết này nhé!
giáo dục mầm non new zealand
Tại sao nói trẻ em New zealand là những đứa trẻ hạnh phúc nhất thế gian
Ở New Zealand học không cho rằng các trường mầm non chỉ đơn thuần là nơi giữ trẻ khi bố mẹ vắng nhà. Họ nhận thức rõ độ tuổi từ 0-6 là quãng thời gian cho sự phát triển toàn diện nhân cách và tâm lí con trẻ.Ngành giáo dục mầm non là công việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ dưới 6 tuổi, là lớp mầm đầu tiên trong hệ thống giáo dục, Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình học tập tiên tiến sẽ là nền tảng cơ sở sau này của trẻ.
Dường như trẻ em New Zealand là những đứa trẻ hạnh phúc nhất thế gian, vì các con được lớn lên trong một môi trường tự do, có thể phát triển một cách tự do và vui vẻ, để thỏa sức tìm tòi, khám phá tự phát triển năng lực cá nhân, và để khai phóng trí tuệ tạo nên những giá trị riêng biệt của bản thân mình. Ở New Zealand trẻ được tôn trọng và học cách thể hiện sự tôn trọng với người khác và với thiên nhiên xung quanh mình
Giáo viên ở các trường mầm non New Zealand
Các giáo viên mầm non New Zealand được đào tạo rất bài bản có bằng cấp và chuyên môn năng lực cao . Họ phải trải qua những kì thi khốc liệt với các bước kiểm định chất lượng kỹ càng mới được cấp phép đi dạy trẻ. Ngoài năng lực ra thì chưa đủ. Yêu cầu của giáo viên mầm non cần có thêm năng khiếu như khả năng giao tiếp truyền đạt, biết cách quan tâm chăm sóc tốt đến các trẻ. Những kỹ năng như hát, múa, vẽ tranh, đọc truyện,… là yếu tố quan trọng, không thể thiếu với người giáo viên mầm non.
giáo dục mầm non new zealand
Với tiêu chuẩn đầu vào về đạo đức như vậy, New Zealand là đất nước chưa từng nghe hay chứng kiến bất cứ một vụ bạo hành trẻ em nào ở New Zealand.
Mục tiêu giáo dục mà New Zealand hướng đến
Phát triển giáo dục mầm non, là yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Mỗi lứa tuổi mầm từ 1 đến 5 tuổi lại có một cách giáo dục riêng phù hợp với thể chất, ngôn ngữ và nhận thức của trẻ. Từ đó các chương trình cũng phải có sự học tập đổi để phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất có thể. Môi trường giáo dục lành mạnh, toàn diện chắc chắn sẽ là cơ hội cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Chương trình giáo dục tiên tiến hiện đại hàng đầu thế giới
Rất nhiều quốc gia đi đầu trong xu hướng này đang chuyển hướng từ phương thức giáo dục truyền thống với cách giảng dạy theo giáo trình cũ kĩ áp dụng theo quy tắc, sang mô hình giáo dục linh hoạt, trong đó các cô giáo nhận định khả năng riêng của từng học sinh để áp dụng chương trình dạy và học cá thể hoá cho học sinh đó. Phương pháp sư phạm mới này đã được đem lại kết quả tốt hơn trong giáo dục trẻ là yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Đồng nghĩa với việc các giáo viên mầm non được kỳ vọng phải đat tới các tiêu chuẩn cao hơn, có nhiều chứng chỉ đào tạo hơn với chất lượng như mong muốn! Đáp ứng xu hướng chuyên nghiệp hóa trong giáo dục mầm non. Đây là bộ phận quan trọng và nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Với mục tiêu nuôi dưỡng, dạy dỗ ươm mầm tài năng đất nước.
Kết luận
Giáo dục con trẻ luôn là một chủ đề bất tận, giáo dục từ chính tâm hồn mới là con đường dễ dàng nhất đẻ trẻ có ý thức tự giác và hình thành nhân cách của mình. Giáo dục mầm non tại New Zealand là những phương pháp rất mới chuẩn bị cho các em những kỹ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, ngoài ra còn hình thành hứng thú đối với việc đến trường, tăng khả năng sẵn sàng là bước đệm đầu tiên cho bé quen với việc đến trường, bước vào giai đoạn phổ cập tiếp theo