Độ tuổi
|
Lĩnh vực cá nhân – xã hội
|
Lĩnh vực vận động tinh tế
|
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
|
Lĩnh vực vận động thô sơ
|
Dưới 6 tháng
|
Sự chăm sóc, vỗ về, gần gũi của bố mẹ là những yếu tố quan trọng giúp bé phát triển. Ngoài việc cho bé chế độ dĩnh dưỡng đầy đủ chất, bé cần được cảm thấy yên tâm khi được mẹ bồng bế, nựng nịu, nói chuyện và cùng chơi với bé. Đó chính là những việc cần làm để giúp bé phát triển tốt trong giai đoạn này.
|
6 – 12 tháng
|
Bố mẹ cần quan tâm đến cách mà trẻ bày tỏ ý muốn, tập cho trẻ lưu ý đến những người sống xung quanh và tiếp xúc với họ, giới thiệu cho trẻ những món đồ chơi và cùng chơi với trẻ, thông qua đó giúp trẻ hiểu về bản thân mình và khám phá thế giới xung quanh. Phải cho bé cảm giác an toàn, môi trường và con người xung quanh bé phải yên bình và thân thiện
|
Bố mẹ nên tạo điều kiện để trẻ chơi, sử dụng các thao tác khéo léo của bàn tay để sử dụng đồ chơi theo đúng chức năng. Chỉ cần chọn những món đồ an toàn, sạch sẽ và để trẻ tự khám phá. Cùng chơi với trẻ và làm mẫu cho trẻ bắt chước cũng sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng khéo léo của đôi tay trong giai đoạn này.
|
Nói chuyện với bé trong giai đoạn này là rất quan trọng, dẫu bé chưa nói được gì nhưng bé vẫn có thể hiểu dần những gì mà người lớn nói với bé. Hãy nói với bé với giọng nói dịu dàng, nói về những gì cụ thể đang diễn ra trước mắt hoặc nói về những gì mà bé và bố mẹ đang cùng làm. Luôn nhớ rằng bố mẹ cần đáp ứng lại bằng lời nói mỗi khi bé ê a hoặc bày tỏ ý muốn của mình.
|
Hãy giúp bé có cơ hội thực hiện các động tác vận động của cơ thể. Bé vẫn cần đến sự giúp đỡ của bố mẹ nhiều đấy, tuy nhiên, bố mẹ cần kích thích để bé tự vận động và di chuyển, thông qua các trò chơi hoặc dìu đỡ bé khi di chuyển.
|
12 – 18 tháng
|
Đây là giai đoạn bố mẹ có thể giúp bé lưu ý đến bản thân mình, thông qua hoạt động vui chơi và những chăm sóc của bố mẹ dành cho bé mỗi ngày (ăn, uống, tắm rửa, mặc quần áo). Tập cho bé chơi với người lớn và làm mẫu để bắt chước những thao tác đơn giản, tự làm một số việc như xúc ăn, cởi quần áo … Việc này sẽ tạo điều kiện cho bé trở nên tự lực sau này.
|
Thông qua những thao tác với đồ chơi hoặc các vật dụng trong nhà, bố mẹ có thể giúp bé thực hiện các thao tác khéo léo của đôi tay. Bé bắt đầu chơi đa dạng hơn, có thể xếp các vật lại với nhau, hoặc chồng các vật lên cao rồi làm đổ xuống … Vì thế, bố mẹ nên chọn các đồ chơi an toàn để bé chơi và khám phá.
|
Bé cần được bố mẹ nói chuyện nhiều trong giai đoạn này để bé có thể phát triển khả năng nghe hiểu người khác rồi sau đó bé có thể nói cho người khác hiểu. Bé có thể chưa nói rõ, cũng không sao, điều quan trọng là bố mẹ có thể tập cho bé gọi tên các đồ vật, nêu ý muốn của bé bằng lời nói, đáp ứng lại mỗi khi bé nói.
|
Bé có thể tự di chuyển, đi lại một mình, lại hay chạy nên bố mẹ cần tạo không gian xung quanh an toàn để bé vận động, và tự mình di chuyển. Việc thực hiện những động tác chạy, nhảy, leo trèo, chơi với banh … là cơ hội rất tốt cho bé rèn luyện và phát triển khả năng vận động của bé.
|
|
Bố mẹ có thể bắt đầu cho bé lưu ý hơn đến việc tự chăm sóc và vệ sinh thân thể, tập luyện những kỹ năng như đánh răng, thay quần áo, rửa tay … giúp bé trở nên có trách nhiệm hơn đối với bản thân.
|
Nên giới thiệu nhiều đồ chơi và vật dụng đa dạng hơn để bé tập luyện những kỹ năng vận động tinh tế. Nếu bố mẹ khuyến khích và cùng chơi, bé sẽ có khả năng thao tác khéo léo hơn trong việc sử dụng đồ chơi và các vật dụng.
|
|
|
2 – 3 tuổi
|
- Bố mẹ cần giúp bé hoàn thiện tất cả những kỹ năng đã tiếp thu được từ các giai đoạn trước. Đây là giai đoạn các bé bước vào năm cuối của việc đi nhà trẻ.
- Bé cần tiếp tục được củng cố và hoàn thiện những kỹ năng tự chăm sóc bản thân, để bé có thể tự thực hiện việc ăn uống, giữ gìn vệ sinh. Bé sẽ trở nên có trách nhiệm hơn đối với bản thân, có thể hiểu và làm theo các yêu cầu của người lớn.
- Bố mẹ vẫn cần nói chuyện nhiều với trẻ, vì trong giai đoạn này bé đã có thể nghe hiểu và có vốn từ vựng rất phong phú. Việc nói chuyện với trẻ có tác dụng kích thích trẻ tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ, làm nền tảng cho sự phát triển tư duy và nhận thức của trẻ sau này.
- Bố mẹ cần tạo điều kiện để trẻ vui chơi và hoạt động, vì thông qua đó trẻ mới có thể học tập và khám phá thế giới xung quanh.
|
3 – 6 tuổi
|
- Đến đây trẻ đã đi được những bước tiến rất dài trên con đường phát triển. Bố mẹ cần giúp trẻ yên tâm đến trường mẫu giáo. Ở đó những kỹ năng tự lực, sự hiểu biết bản thân và việc thiết lập các mối quan hệ với bạn cùng tuổi và những người lớn bên ngoài gia đình sẽ được củng cố và ngày càng phát triển thêm. Bố mẹ nên lưu tâm giúp bé phát triển việc thực tập dần một số kỹ năng cơ bản cần thiết cho việc học tập sau này như: cầm bút, vẽ, bắt chước các động tác, nhận biết các vật dụng, màu sắc, hình dáng, tính chất ….
- Trẻ đã có vốn từ vựng phong phú, do vậy bố mẹ rất cần trò chuyện, trao đổi nhiều hơn với trẻ. Bắt đầu có thể kể chuyện cho trẻ nghe; hướng dẫn những việc mà trẻ chưa hiểu và bắt đầu phải trả lời nhiều câu hỏi thắc mắc của trẻ.
- Bố mẹ cũng nên mở rộng khả năng tiếp xúc của trẻ với môi trường sống rộng lớn xung quanh, kích thích trẻ thực hiện cả những việc tập luyện các hoạt động thể lực lẫn những việc cần đến suy nghĩ hợp lý.
|