Khi trẻ đã được 5-6 tuổi, bạn có thể áp dụng những phương pháp nâng cao hơn so với phương pháp dạy trẻ mầm non làm quen với toán lúc 4-5 tuổi vì lúc này, trẻ đã lớn hơn và đã có khả năng tiếp thu những kiến thức toán học cao hơn.
Cụ thể như:
(1). Tập hợp số lượng, số thứ tự và đếm trong phạm vi từ 10 trở xuống:
- Dạy trẻ luyện đếm và nhận biết số lượng.
- Hướng dẫn bé biết và nhận dạng được các con số.
- Tập cho bé cách gộp cả 2 nhóm đối tượng với nhau sau đó đếm tổng số.
- Dạy bé cách tách từ 1 nhóm thành 2 nhóm đối tượng.
(2). Xếp tương ứng, ghép đôi:
- Hướng dẫn trẻ nhận biết dấu hiệu riêng của từng nhóm đối tượng.
- Cho trẻ chơi ghép đôi từng cặp của các nhóm đối tượng. Điều quan trọng ở đây là người hướng dẫn cần dạy bé cách phân biệt rõ giữa tổng thể với số nhiều hơn hoặc ít hơn.
- Hướng dẫn bé phương pháp ghép đôi, thành đôi 2 đối tượng có điểm giống nhau, có liên quan đến nhau ở mức độ phức tạp hơn so với phương pháp dạy trẻ mầm non làm quen với toán khi bé 4-5 tuổi.
(3). So sánh, phân loại và sắp xếp theo quy tắc:
- Dạy bé cách so sánh đặc điểm về chiều cao, kích thước của các đối tượng khác nhau bằng những phương pháp như đặt chồng lên nhau, đặt lồng vào nhau hay phán đoán bằng quan sát trực quan.
- Hướng dẫn trẻ so sánh và sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, từ cao đến thấp hoặc ngược lại đối với 3 đối tượng trở lên và dạy bé cách phát biểu thành lời một cách rõ ràng, mạch lạc mối quan hệ tương quan của những đối tượng đó.
- Phương pháp dạy trẻ mầm non làm quen với toán đơn giản là cho bé luyện tập so sánh 2 nhóm đối tượng (trong phạm vi từ 10 trở xuống) khác nhau chỉ bằng cách xếp tương ứng 1:1 mà không cần phải đếm.
- Dạy bé so sánh số lượng thành phần trong mỗi nhóm đối tượng (3 nhóm) sau đó sắp xếp các nhóm theo thứ tự từ ít đến nhiều hoặc từ nhiều đến ít.
- Phân loại các đối tượng thành nhóm theo những đặc điểm tương tự nhau (màu sắc, kích thước,…).
- Giúp bé luyện tập sắp xếp các đối tượng theo nguyên tắc (tùy chọn).
Các phương pháp dạy toán cho trẻ mầm non cần phải điều chỉnh cho phù hợp với trẻ ở độ tuổi 5-6
(4). Đo lường:
- Ôn lại & củng cố kiến thức về sử dụng các đơn vị khác nhau để đo lường đối tượng của bé bằng cách luyện tập.
- Dạy bé cách đo thể tích, dung tích và phát biểu nhận xét thành lời về đề bài đã làm.
(5). Hình dạng:
- Ôn tập và cho bé luyện tập cách xác định vị trí (phía trên, phía dưới, phía trái, phía phải, phía trước, phía sau của bản thân bé và của người khác).
- Hướng dẫn bé xác định bên trái, bên phải của người đối diện.
- Dạy bé xác định vị trí của vật này so với vật kia.
- Dạy bé phân biệt và xác định các ngày trong tuần, biết và hiểu rõ khái niệm hôm qua, hôm nay và ngày mai.
(6). Dạy trẻ nhận biết số lượng và sử dụng phép đếm để so sánh số lượng:
- Dạy cho bé các nguyên tắc lập số mới.
- Dạy bé cách đếm tổng số các đối tượng và phát biểu rõ câu theo mẫu “Tất cả có + Số cuối cùng + Tên đối tượng”
- Hướng dẫn trẻ phương pháp so sánh số lượng của các nhóm đối tượng khác nhau bằng kết quả đếm số. Cách dạy toán cho trẻ mầm non này giúp trẻ phát triển toàn diện hơn
Dạy toán cho trẻ mầm non 5- 6 tuổi so sánh các vật với nhau