Chúng ta biết rằng trẻ em sinh ra đã có tính tò mò, ham hiểu biết, ví dụ như nhìn thấy cầu vồng, trong đầu trẻ sẽ có biết bao thắc mắc, vì sao lại có cầu vồng? cầu vồng có bao nhiêu màu, vì sao lại có màu như thế… Nhà tâm lý học Jean Piaget đã giải thích tính ham hiểu biết của trẻ và mong muốn hoạt động của trẻ trong môi trường là do quá trình tự điều chỉnh hay còn gọi là sự cân bằng. Trẻ từ 3 – 5 tuổi quá trình tư duy của trẻ có nhiều thay đổi từ giai đoạn cảm giác – vận động đến giai đoạn tư duy tiền thao tác, kèm theo tư duy tượng trưng để trẻ tìm hiểu các sự vật, hiện tượng xung quanh. Hoạt động khám phá khoa học trở thành quá trình quan trọng, trong đó trẻ tích cực tham gia hoạt động thăm dò, khám phá, tìm hiểu tự nhiên. Đó là quá trình quan sát, so sánh, phân loại, thử nghiệm, dự đoán…
Tại trường mầm non Quang Trung hoạt động khám phá khoa học của các bé mẫu giáo lớn là một trong những chiến lược quan trọng giúp phát triển tư duy và năng lực của trẻ, các bé lớp mẫu giáo Lớn A1 không chỉ là học hỏi những kiến thức khoa học qua hình ảnh, lời kể mà còn trực tiếp trải nghiệm, tìm tòi, khám phá những gì bé quan tâm, muốn tìm hiểu. Hoạt động khoa học diễn ra đa dạng, như qua sách ảnh, video, thí nghiệm … Các cô giáo lớp A1 gợi ý, giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì các bé nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát, xem xét, phỏng đoán.. và hình thành thói quen hiểu đúng, hiểu chính xác về các hoạt động xung quanh. Các tiết học khoa học được thiết kế theo chủ đề tuần, gồm có: Giờ học khám phá khoa học; Thí nghiệm khoa học; Đọc sách khoa học, xem các video về các vấn đề khoa học…
Sau đây là 1 số hình ảnh của tiết học khám phá của các bé lớp mẫu giáo Lớn A1: