Giáo dục trẻ lễ phép, luôn biết chào hỏi và tôn trọng người lớn là những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống, mà cha mẹ nào cũng nên rèn giũa cho con càng sớm càng tốt. Đây không chỉ “gieo” cho bé một thói quen ý nghĩa, hình thành tính cách tích cực trong tương lai mà còn giúp bé hòa nhập tốt hơn bởi vì lễ phép hiển nhiên luôn được mọi người xung quanh yêu mến. Tuy nhiên, trẻ nhỏ thường chưa kiểm soát tốt cảm xúc tiêu cực nên rất hay phản kháng, bướng bỉnh. Vậy có bí quyết nào giúp cha mẹ dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép hiệu quả hay không? DCA sẽ bật mí ngay dưới đây, cùng theo dõi nhé.
Tại sao trẻ không chào hỏi lễ phép khi gặp người lớn?
Trước khi đi vào dạy trẻ về kỹ năng này, bạn nên biết lý do tại sao luôn hành động thiếu chuẩn mực như vậy. Biết được nguyên nhân sẽ giúp chúng ta kiên nhẫn và chọn phương pháp phù hợp với bé, để con trở nên ngoan ngoãn và biết nghe lời hơn.
Thực chất, với vị trí là người lớn đều hiểu rõ tầm quan trọng của việc chào hỏi lễ phép nên thường dạy bé từ khi còn nhỏ. Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng nghe theo, trong trường hợp này cha mẹ cũng đừng nản trí hay bực tức, la mắng bé. Vì theo các nhà tâm lý học giải thích, đây là một trạng thái hết sức bình thường ở trẻ nhỏ và nguyên do có thể bắt nguồn từ:
– Trong môi trường mới, bé sợ tiếp xúc với người lạ nên thường nhút nhát nấp sau lưng ba mẹ
– Có những đứa trẻ mang tính cách rụt rè hơn so với các bạn cùng trang lứa, từ đó có tâm lý lo lắng thể hiện rõ trên khuôn mặt mỗi khi gặp gỡ người mới.
– Bé đang trong trạng thái không được khỏe, mệt mỏi và tâm trạng không tốt khiến bé tức giận, luôn im lặng dù người lớn có khuyên bảo cũng không nghe.
– Đặc biệt, ở một số bé có suy nghĩ muốn thể hiện quyền của bản thân qua việc quyết định chỉ chào hỏi khi mình muốn và bạn sẽ thấy đôi lúc bé nghe theo, cũng có khi không.
>>> Xem thêm: Bỏ túi ngay 6 cách dạy con ngoan nghe lời dành cho ba mẹ trẻ
Kỹ năng chào hỏi lễ phép được hiểu như thế nào?
Đây là kỹ năng được thể hiện thông qua cách ứng xử và giao tiếp với thái độ có được xem đúng mực khi gặp gỡ người khác hay không. Chào hỏi lễ phép là hành vi giao tiếp cơ bản trong đời sống hằng ngày, nhưng không phải đứa trẻ nào cũng biết và thực hiện đúng.
Nhiều bé có tư duy rất tốt, tuy nhiên vẫn không biết cách chào hỏi lễ phép với người lớn tuổi và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tạo mối quan hệ cũng như khó hòa nhập hơn trong xã hội. Vì thế, là những người làm cha làm mẹ cần trang bị cho con từ kiến thức đến kỹ năng giúp phát triển toàn diện, tạo nền tảng trong việc hình thành nên nhân cách, phẩm chất tốt đẹp trong tương lai.
4 cách dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép cha mẹ nên biết
Cách các mẹ giúp bé nhà mình khắc phục tình trạng không chịu chào hỏi này, là tìm một cách hướng dẫn thích hợp. Bạn có thể tham khảo những phương pháp DCA gợi ý sau đây:
Thứ nhất, giải thích lý do
Giai đoạn mầm non, bé chưa thực sự hiểu rõ ý nghĩa những việc làm này. Đó là lý do ba mẹ, những người dành nhiều thời gian bên bé nhất cần tìm cách để giải thích cho trẻ dễ hiểu nhất. Rằng tầm quan trọng của việc chào hỏi người lớn, đây là điều nên làm như thế nào, chúng sẽ giúp con được mọi người yêu mến và tạo sự gắn kết bền chặt trong những mối quan hệ ra sao. Từ đó, bé sẽ chủ động hơn mà không để ba mẹ phải nhắc nhở nữa.
Thứ hai, làm gương cho trẻ
Trẻ nhỏ thường có thói quen bắt chước những hành động hay lời nói của người lớn, tận dụng đặc điểm này ở bé bạn có thể dạy trẻ chào hỏi lễ phép ngay tại nhà bằng cách làm một tấm gương cho trẻ noi theo.
Đây có lẽ là phương pháp hiệu quả nhất, đơn giản phụ huynh có thể bằng đầu thông qua việc chủ động chào hỏi ông bà khi vừa bước vào nhà và đồng thời hướng dẫn để bé nói theo. Cũng có thể, tạo thói quen chào con trước khi chúng đi học và sau khi về nhà hoặc tạo một số tình huống giả định để con áp dụng, hiểu được vấn đề, bản chất sự việc, dần tạo nên thói quen chào hỏi lễ phép theo phản xạ tự nhiên.
>>> Xem thêm: Bật mí 6 mẹo nhỏ ba mẹ có thể làm mỗi ngày để dạy con tự lập
Thứ ba, giáo dục dưới hình thức tự nguyện
Lưu ý quá trình dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép đừng thúc ép hay có thái độ gắt gỏng khi con không chịu tiếp thu, điều này chỉ làm phản tác dụng hơn mà thôi. Không nên tạo áp lực lên con và khiến chúng tổn thương, dễ xuất hiện tâm lý không còn muốn giao tiếp hay thậm chí tệ hơn là chống đối khi mất bình tĩnh.
Bạn nên biết rằng, dạy trẻ nhỏ bất kỳ kỹ năng gì cũng cần nhiều thời gian, cha mẹ muốn con trở thành một người tốt thì cần kiên nhẫn và nhẹ nhàng hướng dẫn để con dần thích nghi, quen hơn với việc chào hỏi tử tế với mọi người, tự tin và chủ động hơn trong giao tiếp. Khi tâm lý thoải mái, bé sẽ tự chào hỏi một cách tự nhiên mà không cần ai nhắc.
Thứ tư, dạy trẻ theo cách kết hợp giữa học và chơi
Các bé đang độ tuổi mầm non hầu hết đều yêu thích và có thể dành nhiều giờ liền để mày mò các món đồ chơi. Vậy sao bạn không thử dạy con bằng cách vừa học kết hợp vừa chơi để gia tăng tính hiệu quả, con cũng hứng thú hơn.
Hãy tạo dựng các tình huống giả định để bé làm quen và luyện tập. Ví dụ, hô thật to với thái độ nghiêm túc, lễ phép “Cháu chào ông bà ạ”, “Con chào ba mẹ con mới về ạ”, hay gặp bạn bè thì nên chào thế nào,… Dần dần, kỹ năng chào hỏi lễ phép của con sẽ khiến bạn bất ngờ với sự thay đổi rõ nét từng ngày.
Bên cạnh đó, phụ huynh có thể luân phiên giữa việc kể cho bé các câu chuyện với nội dung bổ ích hoặc nhập vai một nhân vật nào đó để tạo cảm hứng cho bé.