c
Có rất nhiều lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 4 – 5 tuổi. Một yếu tố đơn giản nhưng quan trọng và cũng là cách tốt nhất để giúp con bạn có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, khoa học ở độ tuổi này là chọn lựa thực phẩm lành mạnh và khuyến khích những thói quen ăn uống khoa học.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 5 tuổi cần lưu ý gì?
1. Đa dạng nguồn thực phẩm
Theo BS.CKI Nguyễn Đào Ngọc Loan, Nguyên Tổ trưởng Tổ Dinh dưỡng – Tiết chế, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bác sĩ dinh dưỡng Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome, trẻ 4 – 5 tuổi cần một chế độ dinh dưỡng cân đối và đa dạng nguồn thực phẩm bao gồm 4 nhóm thực phẩm cần thiết là: rau và trái cây tươi, các sản phẩm từ sữa ít béo (sữa, sữa chua, pho mát) hoặc các loại protein nạc (đậu, gà, gà tây, cá, đậu phụ, trứng), ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì.
4 NHÓM THỰC PHẨM CẦN THIẾT CHO TRẺ 4-5 TUỔI
|
Nhóm thực phẩm trẻ nên ăn
|
Khẩu phần trong một bữa
|
Khuyến khích con bạn chọn trái cây và rau quả sau mỗi bữa ăn và cho những bữa ăn nhẹ. Điều này bao gồm trái cây và rau có nhiều màu sắc và mùi vị khác nhau.
|
- ½ đĩa rau củ chín hoặc 1 chén canh, 1 chén súp rau củ.
- 1 quả táo, lê, cam hoặc 2 quả họ mơ, quýt hoặc 1 đĩa nhỏ nho, sơ ri…
|
- Tinh bột và thực phẩm ngũ cốc
Các loại thực phẩm ngũ cốc bao gồm gạo, bánh mì, mì ống, mì, ngũ cốc, ngô, yến mạch và lúa mạch… Những thực phẩm này cung cấp cho trẻ 4-5 tuổi năng lượng cần thiết để tăng trưởng thể chất, phát triển trí tuệ.
|
- 1 lát bánh mì
- Hoặc 3 chiếc bánh quy
- Hoặc 1 bát cơm hoặc mì sợi
- Hoặc 1 bát cháo bột yến mạch
|
- Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa, phô mai và sữa chua là những thực phẩm chứa nhiều protein và canxi, giúp phát triển hệ xương và răng trẻ chắc khỏe.
|
- 1 ly sữa 200ml
- 1 miếng phô mai hoặc 1 hũ sữa chua
(Tổng lượng sữa trong ngày nên đảm bảo khoảng 400 – 500ml)
|
Thực phẩm giàu protein bao gồm thịt nạc, cá, gà, trứng, đậu, đậu lăng, đậu xanh, đậu phụ và các loại hạt. Những thực phẩm này rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển thể chất và trí não của con bạn.
|
- 60g cá
- Hoặc 50g thịt gà
- Hoặc 50g thịt bò
- Hoặc 2 miếng đậu phụ
|
Trẻ em độ tuổi này rất hiếu động và muốn dành nhiều thời gian để chơi. Vì thế, trên bàn bếp, bàn phòng khách hoặc những ngăn dễ thấy nhất của tủ lạnh, cha mẹ nên để thức ăn nhanh lành mạnh như trái cây, sữa chua hoặc các loại hạt để trẻ dễ dàng tự lấy khi có nhu cầu…
Thực đơn tham khảo
- Bữa sáng: cháo sườn củ dền + 1 quả chuối
- Bữa phụ 1: 1 ly sữa tươi
- Bữa trưa: cơm + thịt bò xào + đậu xào + canh bắp cải + nho
- Bữa phụ 2: 1 chén chè đỗ xanh hoặc 1 cốc sinh tố rau củ
- Bữa tối: cơm đậu hũ dồn thịt sốt cà chua + canh rau cải nấu cá viên + măng cụt
- Bữa phụ: 1 ly sữa hoặc 1 hũ sữa chua
2. “Dán nhãn đỏ” đối với các loại thực phẩm nên tránh
Ở tuổi này, trẻ đã cần “nhận diện” các thực phẩm nên tránh bao gồm 2 nhóm thực phẩm là:
- Thức ăn nhanh: khoai tây chiên, bánh nướng, hamburger, gà rán…
- Thực phẩm chứa nhiều đường: chocolate, bánh quy, bánh rán và bánh ngọt…
Thức ăn nhanh và thực phẩm nhiều đường gây tăng cân, sâu răng và nguy cơ béo phì. Nếu trẻ em bắt đầu với những thực phẩm này khi chúng còn nhỏ, rất có thể sẽ hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh suốt đời.
Ngoài ra, thực phẩm và đồ uống chứa caffeine như cà phê, trà, nước tăng lực, chocolate cũng được khuyến cáo không nên vì caffeine ngăn cơ thể hấp thụ sắt và canxi.
3. Cho trẻ tham gia lựa chọn thực phẩm
Trẻ 4 – 5 tuổi rất thích thú khi được ba mẹ dẫn đi chợ hoặc siêu thị và càng hào hứng hơn khi tham gia lựa chọn thực phẩm. Có hai lợi ích của việc này: một là giúp trẻ “có trách nhiệm” và vui vẻ hơn khi ăn những thức ăn mình đã lựa chọn; hai là bạn có thể đánh giá được bé có ghi nhớ và thực hiện tốt việc bạn đã giáo dục trẻ cách chọn các thực phẩm nên và không nên hay không.
Hãy giúp trẻ có trách nhiệm và vui vẻ hơn khi ăn những thức ăn mình đã chọn
4. Ăn đúng giờ và ăn cùng nhau
Ăn đúng giờ và thói quen không ăn vặt trong khoảng 2 tiếng đồng hồ trước giờ ăn sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Việc cho trẻ ăn “lai rai” cả ngày sẽ khiến trẻ không đói vào bữa chính và điều này đồng nghĩa trẻ ăn ít hơn, không đủ khẩu phần và không đủ dinh dưỡng.
Cả gia đình ăn cùng nhau không chỉ tạo không khí vui vẻ mà còn là lúc bạn có thể quan sát thói quen và hành vi ăn uống của trẻ. Hãy sử dụng thời gian này để xem trẻ thích ăn gì và ăn như thế nào. Hãy khuyến khích các thói quen tốt của trẻ như rửa tay trước khi ăn, sử dụng đũa muỗng thành thạo, nhai kỹ, ăn hết phần canh rau, không để thừa thức ăn…
Chế độ dinh dưỡng và thói quen từ nhỏ của trẻ có ảnh hưởng rất lớn đến khi trưởng thành
Khi đến giờ ăn hãy tắt tivi, điện thoại và các thiết bị điện tử để cả nhà dùng bữa tại bàn ăn. Điều này giúp tạo ra một môi trường phù hợp để thưởng thức, giúp bé tránh phân tâm vào các vấn đề khác. Ngoài ra, việc xem tivi vào lúc ăn có thể khiến bé xao nhãng và ăn ít đi hoặc ăn không kiểm soát khiến việc tiêu thụ thức ăn nhiều hơn mức cần thiết.