VÌ CON - CHA MẸ NÊN THAY ĐỔI.
Theo số liệu điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Hoa Kỳ), hầu hết các bậc phụ huynh đều khá chắc chắn về phương pháp giáo dục con trẻ của mình. Họ cho rằng mình sở hữu những kỹ năng nuôi dạy trẻ tiến bộ.
Tuy nhiên, điều đó không phải luôn đúng! Người làm Cha, làm Mẹ thường nhiều lần phạm phải cùng một sai lầm, khiến trẻ có tâm lý sợ hãi và thái độ không tốt.
Trên cơ sở những lỗi sai phổ biến mà các bậc phụ huynh thường phạm phải, dưới đây là một vài lời khuyên giúp các Mẹ tránh các cách nuôi dạy con đã không còn phù hợp.
:sos::sos::sos: --- :sos::sos::sos:
:anger: “Mách lẻo” là hành vi xấu
Cha Mẹ thường hay cảnh cáo trẻ “Con bỏ cái thói mách lẻo đấy đi” và trẻ sẽ thực sự cho rằng bản thân cần tuân theo quy tắc đó.
Tuy nhiên, các nhà tâm lý học khá quan ngại về vấn đề trẻ không được phép chia sẻ với Cha Mẹ về những vấn đề trẻ gặp phải ở trường.
Các nhà tâm lý học cho rằng hầu hết trẻ nhỏ không tiết lộ việc bản thân bị bêu xấu ở trường vì sợ bị “gắn mác” là đứa trẻ “mách lẻo”.
Thay vào đó, Cha Mẹ nên dạy trẻ cách chia sẻ về các tình huống bất thường và ủng hộ nếu trẻ muốn tìm đến Cha Mẹ và thầy cô để giải quyết vấn đề.
:sos::sos::sos: --- :sos::sos::sos:
:anger: Không cho trẻ biểu lộ cảm xúc tiêu cực
Không ít Cha Mẹ cảm thấy bực bội mỗi khi trẻ khóc lóc, cáu giận hay ném đồ chơi lung tung. Đó là lý do vì sao họ thường hét lên với trẻ “Im lặng!”, "Nín ngay!" thay vì tìm ra nguồn gốc vấn đề.
Cách phản ứng với cảm xúc tiêu cực này của trẻ là tồi tệ nhất bởi trẻ cần được giải tỏa cảm xúc để tránh gây áp lực quá lớn tới hệ thần kinh còn non nớt của mình.
Trên thực tế, khả năng biểu lộ cảm xúc tiêu cực là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sức khỏe tâm lý của người lớn. Đó cũng là điều trẻ cần khi trưởng thành, vì vậy trẻ cần bắt đầu phát triển khả năng đó ngay khi còn nhỏ.
:sos::sos::sos: --- :sos::sos::sos:
:anger: Trẻ phải được thầy cô, bạn bè và hàng xóm yêu mến
Làm Cha Mẹ, ai cũng mong con sẽ chung sống hòa thuận với tất cả mọi người. Họ không muốn trẻ nghe được bất kỳ lời lẽ xúc phạm hay mâu thuẫn với bạn bè. Để đạt được điều này, trẻ đôi lúc phải chọn cách ứng xử “tử tế với tất cả mọi người”.
Tất nhiên, việc sống chan hòa với mọi người rất quan trọng. Nhưng đừng bắt trẻ làm hài lòng tất cả mọi người, bởi để được người khác yêu thích, đôi khi trẻ sẽ phải hy sinh lợi ích và mục tiêu của bản thân.
:sos::sos::sos: --- :sos::sos::sos:
:anger: Đứa trẻ học kém không thể tìm được công việc tốt
Trong thời đại ngày nay, vẫn nhiều phụ huynh cho rằng thành tích học tập ở trường của trẻ tỷ lệ thuận với thành công trong sự nghiệp khi trẻ trưởng thành.
Vai trò của giáo dục là không thể phủ nhận, nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất dẫn đến thành công.
Trên thực tế, Giáo sư chuyên ngành giáo dục Howard Hardner thuộc trường Đại học Harvard. Ông cho rằng hầu hết các bài kiểm tra IQ chỉ đánh giá được khả năng suy luận nhất định mà bỏ qua các dạng thức thông minh khác.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được vai trò của trí thông minh cảm xúc đối với thành công của trẻ khi trưởng thành.
:sos::sos::sos: --