Trí thông minh nội tâm
Trí thông minh nội tâm: Một
người có Trí thông minh nội tâm cao, có thể dễ dàng tiếp cận và nhìn rõ
được những cảm xúc bên trong mình, phân biệt được nhiều loại trạng thái
và sử dụng được hiểu biết đó để làm phong phú thêm, hay vạch ra con
đường cho cuộc đời mình. Họ có thể là người luôn trầm tư suy nghĩ, thích
được ở trong trạng thái tĩnh để đào sâu thế giới nội tâm. Mặt khác, họ
có thể là người có tính độc lập rất mạnh mẽ, sự thẳng thắn cao độ và cực
kỳ tự giác, kỷ luật. Trong bất cứ trường hợp nào, họ cũng tự lập và ưa
làm việc một mình hơn làm việc với người khác.
Apax tiếp tục chuỗi bài tìm hiểu về Trí thông minh đa dạng của Howard
Gardner bằng những kiến thức sâu hơn về Thông minh nội tâm.
1. Trí thông minh nội tâm giúp gì cho bạn?
Người có trí thông minh nội tâm cao thường là người rất sâu sắc, do
họ có sự chiêm nghiệm và nhìn cuộc sống bằng lăng kính phẳng lặng hơn.
Họ hiểu được bản thân cần gì, muốn gì, rất ít khi gây phiền hà cho người
khác. Khả năng độc lập, tự cân bằng, là một trong những ưu điểm quan
trọng nhất của Thông minh nội tâm.
Thông minh nội tâm cũng giúp bạn sống hạnh phúc. Vì bạn luôn biết
mình muốn gì, ghét điều gì. Bạn biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của
bản thân, để biết cách sống hòa hợp với nó. Tính kỷ luật giúp bạn luôn
quản trị được cảm xúc và thời gian của mình. Cũng chính đức tính đó, sẽ
luôn giúp bạn giữ được một ý chí độc lập và sự nhẫn nại, để vượt qua mọi
khó khăn,, để luôn học hỏi trong cuộc đời và trở nên hoàn thiện.
Điển hình của mẫu người Thông minh nội tâm là nhà lập quốc nổi tiếng
Benjamin Flanklin. Ông đi lên từ một thợ in, rồi trở thành chủ biên tập
báo, người đấu tranh cho Chủ nghĩa Bãi nô, và thậm chí là một nhà khoa
học. Một người đàn ông lặng lẽ, nhưng mạnh mẽ, và nỗ lực phi thường, nắm
trong tay cả kho tri thức của nhân loại lúc đó. Đúng với tiêu chí của
những người có Trí thông minh nội tâm – ngồi lặng lẽ một chỗ, mà nắm
được vận động của cả thế giới.
2. Đặc điểm của người có trí thông minh nội tâm
Bạn là người có trí thông minh nội tâm, nếu bạn:
-Hay dành thời gian một mình để suy ngẫm và tưởng tượng về những vấn đề quan trọng
-Thường xuyên tham gia vào các cuộc hội thảo để hiểu rõ hơn về bản thân mình
-Có chính kiến độc lập khác với đám đông. Đôi khi còn bị coi là lập dị
-Thường xuyên xem lại bản thân xem đã sống đúng với giá trị mình đưa ra chưa
-Không có thói quen tiết lộ bí mật của bản thân
-Luôn nhìn nhận rõ điểm mạnh và điểm yếu của mình
-Có ý chí độc lập mạnh mẽ
-Ghi lại những diễn biến tâm lý của bản thân
-Thích làm chủ thay vì làm theo người khác
-Thích ở nhà vào cuối tuần trong một ngôi nhà nhỏ yên tĩnh vào cuối tuần thay vì đi nghỉ ở đô thị ồn ào
-Có thể diễn giải nôi tâm của mình thông suốt với người khác
-Thích đọc sách về tâm lý và nghiên cứu về tâm lý
-Thích sống với những triết lý sống đã được kiểm chứng
-Thường hồi tưởng lại những điều mình nói và đánh giá chúng để lần sau làm tốt hơn
-Khi tham gia các khóa học, bạn thường nhận xét và so sánh với những
chính kiến của mình để tìm ra điểm khác biệt và những điểm chung, để
hành xử được tốt hơn trong những lần sau.
3. Cách luyện trí thông minh nội tâm
Luyện trí thông minh nội tâm tương đối khó, nhất là với những người
chưa tự tại, vẫn còn nhiều vướng bận trong cuộc đời. Mấu chốt của Thông
minh nội tâm là đạt được cân bằng và kỷ luật, để ra được những lựa chọn
đúng. Vì chỉ khi chúng ta cân bằng và biết “xét lại”, mới đào sâu trong
tư duy, để xem mình đúng hay sai, và mới đủ bình tĩnh, để ra được những
quyết định đúng.
Cách luyện trí thông minh nội tâm, bởi vậy, sẽ nghiêng về tính cân bằng và kỷ luật này, cùng thói quen tự xét lại.
-Hãy bắt đầu trước tiên với việc đọc sách. Sách là kho tri thức của
nhân loại, và khi đọc sách, bạn sẽ có thời gian để suy ngẫm, tự hỏi
những điều đang nói trong sách là đúng hay sai. Đọc sách, nhất là đọc
hàng ngày, là cách để luyện tính kiên nhẫn và kỷ luật.
-Sau thói quen đọc, chính là thói quen viết. Mấu chốt của Thông minh
Nội tâm là Nhìn lại. Viết, chính là một cách nhìn lại, đào sâu vào bên
trong vấn đề đã xảy ra.
-Sau thói quen đọc và viết, chính là các bài tập học cách tĩnh tại,
đi sâu vào chiêm nghiệm và nuôi dưỡng tinh thần, như Thiền, yoga, tham
gia các hoạt động đối thoại cộng đồng, hoặc làm việc vì xã hội.
Những cách luyện Thông minh nội tâm hàng ngày:
- Tự hỏi bản thân: “Tôi là ai?” Ngay đầu trang giấy, hãy viết dòng
chữ “Tôi là ai?” Viết càng nhiều câu trả lời càng tốt. Liệt kê những
việc bạn yêu và ghét, sở thích của bạn hay bất cứ thứ gì khác xuất hiện
trong đầu. Câu trả lời càng chi tiết càng tốt.
- Ghi nhật ký. Viết ra những cảm xúc, ý tưởng, kỉ niệm hay bất cứ thứ gì khác bạn đang nghĩ đến.
- Lập một danh sách bao gồm tất cả những việc bạn có khả năng làm
tốt. Sau đó, lập danh sách những việc bạn muốn làm hơn. Dựa trên danh
sách này, hãy lập một danh sách các mục tiêu cho bản thân.
- Lập mục tiêu cho bản thân. Dành khoảng thời gian đều đặn mỗi ngày,
mỗi tuần, mỗi tháng để lập các mục tiêu cụ thể bạn muốn đạt được sau một
khoảng thời gian. Hãy đánh giá bản thân đã làm được những gì trong việc
đạt mục tiêu cuối mỗi khoảng thời gian, sau đó lập các mục tiêu mới.
- Viết tự truyện. Viết một câu chuyện về cuộc đời bạn, về những gì bạn đã trải qua cho đến ngày hôm nay.
- Suy ngẫm về mỗi ngày trôi qua. Hãy viết ra ba điều khiến bạn biết ơn hay hạnh phúc trong ngày hôm đó.
- Học cách thư giãn. Dành những khoảng thời gian đều đặn để thư giãn. Bạn có thể sử dụng phương pháp luyện yoga.
- Đọc sách rèn luyện khả năng tự lực. Những cuốn sách sẽ giúp bạn
hiểu được bản thân. Các tác phẩm hay tiểu sử của những nhân vật như Rosa
Parks, Mahatma Gandhi, Martin Luther King, Eleanor Roosevelt hay Gloria
Steinem.
- Làm những việc bạn yêu thích. Dành thời gian mỗi ngày hay mỗi tuần
để làm những việc bạn yêu thích. Đó có thể là việc bạn làm theo sở
thích, tự nguyện tham gia một hoạt động bạn quan tâm, hay học hỏi những
điều mới mẻ.
- Bắt đầu những việc có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân.