Những thay đổi về tâm sinh lí ở trẻ trong giai đoạn từ 0 – 6 tuổi là giai đoạn mà cha mẹ không nên bỏ qua. Ở những cột mốc về độ tuổi nhất đinh con cần phải đạt được những thay đổi và lớn lên về thể chất lẫn tư duy. Vậy những thay đổi về tâm sinh lí ở trẻ mà mẹ cần lưu tâm trong phạm vi bài viết này.
Kĩ năng tự chăm sóc bản thân
- Tự chăm sóc bản thân: Bé nên biết cách làm những việc cá nhân của mình như tự thay quần áo, tự đánh răng, tự đi, tự ăn… ngoài ra bé cũng nên tự dọn dẹp đồ chơi mà mình vừa bày ra, vừa chơi xong.
- Tự giữ gìn vệ sinh: Bé nên biết đi vệ sinh đúng nơi, xả nước sau khi đi vệ sinh, bỏ rác đúng nơi quy định, rửa tay trước khi ăn, và chân trước khi lên giường.
Kĩ năng bảo vệ bản thân
Hãy cho trẻ quyền tự làm chủ bản thân. Dạy trẻ hiểu về cơ thể của mình, phải biết tự bảo vệ chúng và không cho bất cứ ai xâm phạm đến. Dạy trẻ lòng tự trọng, để trẻ hiểu và có trách nhiệm biết nói ra cho người lớn biết những hành vi mà chúng cho rằng chúng cảm thấy khó chịu hoặc năng hơn là đang bị quấy rối. Ví dụ như khi một người lạ cố gắng ôm trẻ hay nựng hôn mà chúng không thích, thì chúng có quyền nói không hay kháng cự nếu cần thiết. Đừng cho trẻ nghi rằng những người lạ đến chơi nhà ai cũng có thế hôn tạm biệt họ hay ôm họ. Hãy để trẻ tự cảm nhận được và biết cách bảo vệ chúng nếu cần thiết.
Biết nói lời yêu cầu sự giúp đỡ
Con cần phải biết nói lời giúp đỡ và yêu cầu nếu như cần thực hiện một mong muốn nhất định nào đó. Nó còn khiến chúng có thể thoải mái và nói về những điều mà chúng cảm thấy khó chịu khi chưa hoàn thành được chúng hay chúng cần giúp đỡ điều gì đó.
Học được các môn kĩ năng, năng khiếu nhất định
Các bé có thể học các cách gieo vần, đọc thơ, kể chuyện, hay múa, chơi nhạc cụ,… Mỗi bé sẽ có một sở thích khác nhau, một điểm mạnh khác nhau. Tuy nhiên cha mẹ hãy biết cách phát huy hết sức các thế mạnh đó của bé nhé. Điều này sẽ kích thích khả năng khám phá bản thân và khuyến khích sự tò mò của một đứa trẻ để trẻ cởi mở hơn trong việc tiếp nhận những điều mới mẻ.
Thuộc bảng chữ cái cơ bản và đếm số
Đến giai đoạn khi bé đã lớn hãy cho con thuộc và làm quen với bảng chữ cái ngay từ khi còn học lớp mầm để làm cơ sở cho con không bỡ ngỡ hay quá lạ lẫm với một lượng kiến thức quá nhiều từ lớp 1. Nếu có thể hãy dạy con làm phép tính cơ bản nhất, để con ngoài biết đếm có thể biết cộng số.
Đọc sách cùng con khi bé đã lớn
Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, việc cho con tiếp xúc với các loại sách hay để rèn luyện trí thông minh, phản xạ cũng như học hỏi được các giá trị đạo đức, nhân văn, bài học kinh nghiệm là cực kì quan trọng. Qua mỗi cuốn sách hay, trẻ sẽ được trải nghiêm một màu sắc mới của cuộc sống, một cảm xúc mới sống động trong mỗi nhân vật trong đó. Cha mẹ hãy cùng con đọc một cuốn sách hay vừa là tiếp nhận tri thức một mặt giáo dục đạo đức và tính cách cho con.
Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ 4.0 cùng với sự đi lên của nhịp sống hiện đại đã khiến trẻ em ngày nay tiếp xúc với các thiết bị di động rất sớm. , nếu như cha mẹ biết cách lựa chọn các kênh youtube cực kì bổ ích cho con giải trí, kiểm soát những nội dung con xem cũng như thời lượng xem mỗi ngày của con hợp lí sẽ giúp con có thêm những bài học cũng như học hỏi thực tiễn thú vị.
Làm bậc làm cha mẹ, ai cũng mong muốn mang đến cho con yêu những điều tuyêt vời nhất. Cha mẹ hãy cùng con làm những điều nhỏ bé, và quan sát được những thay đổi về tâm sinh lí ở trẻ từ những điều nhỏ bé nhất để bé yêu có thể phát triển tốt nhất trong hành trình khôn lớn và phát triển của mình. Mong rằng với những chia sẻ trên đã giúp bố mẹ có thêm những kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình nuôi dạy và chăm sóc bé yêu khôn lớn.