1. Dạy con theo cách "cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy"
|
Ảnh minh họa |
Rất nhiều ông bố bà mẹ than thở về con mình, kiểu như: “Sao con lãng phí như thế? Có phúc mà không biết !”, “Sao có chút vất vả mà con cũng chịu không nổi hả? Ngày xưa bố/mẹ còn khổ hơn con đấy”,…..
Theo các chuyên gia cho biết, khi bố mẹ càng cố chấp đi theo những kinh nghiệm trong quá khứ thì càng khó dạy dỗ con cái theo quan niệm của mình, và cũng khó mà phù hợp với sự phát triển của thời đại. Bạn nên biết rằng dù xuất phát điểm của bạn là muốn tốt cho con, mong con có thể nuôi dưỡng những đức tính tốt nhưng môi trường xã hội mà con bạn sống khác xa với “ngày xưa” của bạn.
Vì vậy, khi bạn luôn lấy những gì từng trải của mình bắt con phải giống như vậy, hoặc đem điều đó ra để so sánh và trách phạt khi con không làm theo ý mình sẽ dễ gây ra áp lực cho trẻ. Về lâu dài, trẻ sẽ cảm thấy bố mẹ quá chuyên quyền, không hiểu mình và thậm chí sinh ra tâm lý “phản nghịch”, nghĩa là cố ý làm trái với mong mỏi của bạn.
2. Tôi làm như vậy là muốn tốt cho con
Tình huống thường gặp nhất là bố mẹ có thói quen chiếm hết thời gian của con bằng cách đăng ký cho con vào các lớp năng khiếu, lớp học thêm với lý do “Không muốn con đuối hơn so với các bạn”. Hành động này của bố mẹ tuy thật sự là vì muốn tốt cho con, nhưng nếu phân tích tỉ mỉ, có nhiều trường hợp còn có một nguyên nhân ẩn khác, đó là: bản thân bố mẹ quá bận rộn đến nỗi không thể trông nom hay dạy con, thế là đem cái lý do “muốn tốt cho con” để “hợp lý hóa” việc cho con đi học đến mức trẻ “ngạt thở” vì quá tải.
Viện nghiên cứu khoa học thần kinh thuộc trường đại học Dương Minh (Đài Loan) đã đưa ra khuyến cáo: “Muốn học, không có môi trường cũng có thể học; Không muốn học, mời giáo sư đến cũng vô ích”. Khi bạn sắp xếp mọi hoạt động của con dựa theo quan điểm và điều kiện của mình, bất chấp nó có phù hợp với tình hình thực tế và mong muốn của trẻ hay không, thường thì kết quả sẽ không như bạn hy vọng.
3. Không được cho con quá nhiều tình yêu thương vì sẽ chiều hư con
|
Ảnh minh họa |
Ngoài quan niệm này, còn có những cách nghĩ khác tương tự như “Không nên ở bên cạnh con quá nhiều vì sẽ khiến con yếu đuối ỷ lại”, “Không nên thỏa mãn mọi nhu cầu của con”, “Không nên đặt con lên trên hết vì con dễ kiêu ngạo”, “Không nên để con tự làm chủ mọi việc vì con sẽ tự tư tư lợi” ..…
Rất nhiều kiểu phán đoán chủ quan lại rơi vào phiến diện. trên thực tế đôi khi ngược lại với suy nghĩ của bạn. Khi trẻ tự cảm nhận được tình yêu thương, sự tôn trọng thì sẽ càng dễ tiếp nhận sự ràng buộc từ bố mẹ. trẻ biết cảm thông và sẵn sàng chịu trách nhiệm hơn. Hãy nhớ là bạn cần phải “cho đi” trước thì trẻ cũng sẽ học được cách “cho đi”. Quan trọng tiếp theo sau đó là thái độ của bạn khi giáo dục con có chừng mực và lựa chọn phương pháp thông minh hay không mà thôi, chứ không phải nằm ở chỗ “nhiều” hay “ít”.
Theo kết quả nghiên cứu phát hiện, những đứa trẻ khiến người khác hài lòng nhất luôn có được tình yêu thương phong phú từ bố mẹ. Vì vậy, đừng sa vào quan niệm chủ quan của mình, vấn đề ở đây không phải là yêu thương con quá nhiều thì không tốt, mà là thiếu phương pháp giáo dục hiệu quả mới khiến trẻ bị “chiều hư”.
4. Thời gian ở bên con có thể bù đắp sau
Để nuôi dạy con nên người đòi hỏi bố mẹ trước hết phải có phẩm chất tốt. Song, điều này là chưa đủ, mối quan hệ khắng khít giữa bố mẹ với con cái còn cần có thời gian tiếp xúc, ở bên cạnh nhau để nền tảng gắn bó được thiết lập và duy trì.
Nếu vì lý do nào đó, thời gian ở bên con của bạn bị hạn chế sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm hồn non nớt của trẻ. Chẳng hạn những dịp đặc biệt như sinh nhật, lễ khen thưởng, các cuộc thi v.v… trẻ rất mong có bố mẹ bên cạnh cùng chia sẻ và động viên mình. Nếu bạn vắng mặt và nghĩ rằng có thể “bù đắp” lại cho con sau đó thì vô hình trung bạn đang dần đào một cái hố khoảng cách ngày càng xa với con.
Mối quan hệ của trẻ trước 6 tuổi với bố mẹ có liên quan mật thiết đền việc sau khi trưởng thành trẻ có là một người có trách nhiệm hay không và có mất đi phương hướng sống hay không. Vì vậy, đừng đợi có thời gian mới ở cùng trẻ, như thế sẽ làm tổn thương mối quan hệ gia đình và khiến trẻ dễ gặp trở ngại trong tâm lý.