1. Hát và kể chuyện
Những bài hát cũng giúp tăng cường trí nhớ. Cùng hát với con, sau đó mẹ có thể giả vờ bỏ qua một vài chữ trong bài hát, sau đó nói cho bé nghe. Lúc đó, bé sẽ nhớ rất kĩ các chữ đã bỏ qua và sẽ trả lời cho mẹ trong những lần tiếp theo trong thích thú, không hề gượng ép.
Đọc 1 câu truyện cho trẻ nghe mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ làm tăng cường khả năng ghi nhớ ở trẻ, và chất giọng biểu cảm cũng sẽ giúp phát triển trí nhớ của trẻ hơn là chỉ đọc bình thường.
2. Sắp xếp đồ đạc
Khi sắp xếp đồ đạc trong nhà chính là thời điểm lý tưởng giúp trẻ phát triển trí nhớ. Bằng cách đưa ra các mệnh lệnh đơn giản ví dụ như “con bỏ chiếc xe này lên kệ nhé” hay “đưa em búp bê vào trong giỏ”,… Bằng cách này, trẻ sẽ nhớ vị trí của đồ đạc trong nhà mà không cần phải lập lại các lần tiếp theo.
3. Xem lại hình ảnh cũ
Xem hình chụp của gia đình, những kỉ niệm trong quá khứ sẽ giúp trẻ tăng khả năng ghi nhớ khuôn mặt, tên của mọi người cũng như những trải nghiệm mà trẻ đã trải qua khi chụp những tấm hình đó.
4. Mô tả đồ vật
Tập cho trẻ mô tả đặc điểm của những đồ vật mà trẻ nhìn thấy xung quanh. Ví dụ như: chiếc xe, điện thoại, chén,... Cùng lúc này, bài học về màu sắc, âm thanh cũng được trẻ ghi nhớ sinh động hơn, sâu sắc hơn.
5. Các trò chơi trí nhớ dành cho trẻ
Mẹ có thể bày ra một số trò chơi đơn giản giúp trí nhớ cho trẻ. Ví dụ như sau: Đặt một số đồ chơi trên bàn, cho trẻ một phút để ghi nhớ chúng. Sau đó dùng một cái khăn đậy lại và cho trẻ kể tên hoặc viết tên những đồ vật bé nhớ được. Mỗi lần chơi, bé sẽ được kích thích trí não giúp nhớ được tốt hơn.
6. Những câu chuyện
Những câu chuyện với nhân vật là các thành viên trong gia đình giúp kích thích trí não trẻ phát triển. Vì trong lúc nghe kể, trẻ sẽ nhớ đến khuôn mặt, hình ảnh về người đó
Những hoạt động này không chỉ giúp trẻ phát triển trí não mà còn gắn kết mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ nhỏ. Tập thành một thói quen mỗi khi ăn tối chẳng hạn, kể lại những gì cả nhà đã trải qua trong một ngày, cảm nhận của mọi người. Trẻ sẽ học được rất nhiều từ cha mẹ.