1). Tôn trọng trẻ giúp trẻ tạo dựng hình tượng đẹp về bản thân .
Hình tượng bản thân chính là cách nghĩ và sự đánh giá của một người với chính bản thân mình. Bởi vì tuổi còn nhỏ nên cách nghĩ và sự đánh giá về bản thân của trẻ thường bắt nguồn từ cách nghic và sự đánh giá của người lớn đói với chúng. Trẻ hình thành sự tự tin thường có quan hệ mật thiết với cha mẹ. Do đó, cha mẹ cần phải tôn trọng trẻ, giúp trẻ xây dựng hình tượng đẹp về bản thân. Ai ai cũng có lòng tự trọng và mong mốn được người khác tôn trọng, con trẻ cũng không phải ngoại lê. Hơn nữa, lòng tự trọng và có được sự tôn trọng của người khác chính là động lực tâm lý đầu tiên giúp trẻ hình thành sự tự tin. Một đứa trẻ không có được lòng tự trọng sẽ không thể nào có được sự tự tin. Việc tôn trọng con trẻ không phân biệt thời gian, địa điểm và cũng không phụ thuộc vào việc trẻ có nhiều ưu điểm hay nhiều khuyết điểm. Nếu cha mẹ chỉ tôn trọng trẻ khi trẻ đạt được thành tích, còn khi trẻ thất bại, cha mẹ lại trách mắng, thì thật sai lầm. Cha mẹ cần đặt mình vào vị trí của trẻ để suy nghĩ: “Nếu mình có khuyết điểm và mắc lỗi, mình sẽ hy vọng người khác đói xử với mình như thế nào? ” Trong cuộc sống hằng ngày, cha mẹ nên coi trẻ như một cá nhân bình đẳng, cố ý để trẻ tham dự vào một số công việc gia đình, cùng trẻ thảo luận một số sự việc, từ đó khiến trẻ cảm nhận được năng lực của bản thân và sự tín nhiệm của cha mẹ đối với mình . Nếu cha mẹ tôn trọng trẻ thì đừng nên nói những lời lăng mạ nhân cách và làm tổn thuơng đến lòng tự trọng của trẻ. Cha mẹ không nên thường xuyên nói với trẻ những câu như :”Con thật là vô tích sự !”; “Trẻ con thì hiểu cái gì !”’; “Việc của người lớn trẻ con biết gì mà xen vào ?” Như vậy trẻ sẽ cảm thấy mình không dành được sự tín nhiệm của cha mẹ, từ đó không có cách nào đẻ có được sự tự tin. Tùy tiện ăng mạ, trừng phạt và đánh mắng trẻ là những hành vi làm tổn thương nghiêm trọng nhất đến lòng tự trọng của trẻ. Xin các bậ cha mẹ hãy nhớ rằng : đừng bao giờ vì thể diện của mình mà làm tổn hại đến lòng tự trọng của trẻ.
2). Nói với trẻ: “Con hoàn toàn có thể làm được”.
Do trẻ thiếu tự tin trong suốt một thời gian dài nên trong tâm lý đã hình thành sẵn dự đoán tiêu cực về bản thân. Chẳng hạn như: “Mình rất vô dụng”, “Mình khôg có chút hy vọng ”… Kiểu tâm lý này khiến trẻ không dám trải nghiệm thử thách mới mà ngày càng mất đi lòng tin, Do đó, trong cuộc sống hằng ngày, cha mẹ có thể cố tình bỏ qua những biểu hiện thiếu tự tin của trẻ, đồng thời khi trẻ có biểu hiẹn tự tin, cha mẹ nên biểu dương và khích kệ đúng lúc, từ đó giúp trẻ giả bớt suy nghĩ “mình không thể ”và xây dựng tâm lý “ mình cũng làm được ”. Tuy trẻ không bằng người khác ở những mặt này nhưng hoàn toàn có thể vượt hơn những mặt khác . Lúc này, cha mẹ có thể dạy trẻ cách khích lệ bản thân thông qua việc vận dụng phương pháp ám thị mang tính tích cực. Ví dụ như; “Mình nhất định có thể làm được ”;” Mình đã có thể học tốt môn chính tả , những môn khác nhất định cũng học tốt được ”; “ Mình đúng là một cao thủ viết văn!” Sự ám thị mang tính tích cực có thể giúp trẻ truyền những cảm nhận tốt đẹp từ ột sự việc này sang một sự việc khác, từ đó hình thành cả nhận tốt về bản thân. Do đó cah mẹ nên thường xuyên khích lệ trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa. Ngoài việc học tạp nên giúp trẻ tạo hứng thú và tìm những sở thích xã hội khác, cổ vu trẻ tham gia các haotj đọng cộng đồng, để trẻ tiếp xúc nhiều hơn với những trẻ kém may mắn, những người cần sự quan tâm giúp đỡ củ những người khác trong xã hội. Tất cả những biện pháp này có thể giúp gia tăng sự tự tin và lòng tự trọng của trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cần phối hợp với thầy cô giáo, giúp trẻ có được cơ hội thành công ở trường, nhận được sự khích lệ và cỏ vũ, chứ khong phải là nhữn áp lực, đè nén.
3). Củng cố sự tự tin của trẻ bất cứ lúc nào.
Củng cố sự tự tin của trẻ là một quá trình liên tục. khi thấy trẻ uốn đạt được thành tích cao hơn mà xây dựng niềm tin, cha mẹ đừng cho rằng thành công như vậy alf được rồi mà cần khích lệ trẻ nhiều hơn. Dưới sự cổ vũ, động viên không ngừng của cha mẹ, kết hợp với sự nỗ lực của bản thân, nhất định trẻ sẽ giữ vững được sư tự tin . Nếu cha mẹ thường xuyên xoi mói bắt bẻ trẻ thì sự tự tin mới hình thành sẽ nhanh chóng tan biến. Một cô bé mười tuổi, rất thích chơi đàn dương cầm. Những bản nhạc mà cô bé chơi đều rất hay. Mỗi ngày cô bé dành nhiều giờ đồng hồ để luyện tập. Mẹ của một cô bé khác cảm thấy rất tò mò về sự tự tin và nỗ lực của cô bé, liền hỏi mẹ của cô bé :’’Tại sao con chị tự giác chơi đàn vậy ? Hơn nữa xem ra con bé cũng rất thích chơi đàn ‘’. Mẹ của cô bé chỉ thản nhiên cười và nói :”Tuy tôi không hiểu gì về âm nhac, nhưng tôi biết thưởng thức những bản nhạc của con. Những lúc con bé luyện đàn bất luận là hay hay dở , tôi đều luôn nói với nó rằng: . Tôi là khán giả trng thành của nó . Vì thế con bé cũng rất thích đánh đàn cho tôi nghe ”. Từ đó có thể thấy, việc cũng cố sự tự tin cho trẻ bất cứ lúc nào là một việc đòi hỏi thời gian và sự nhẫn nại. trong quá trình này, cha mẹ nên chú ý hai nguyên tắc. Thứ nhất, không nên châm biếm, mỉa maiđẻ tránh đã kích trẻ. Thứ hai, không nên tán dương quá mức đẻ trẻ không nảy sinh tâm lý iêu ngạo. Chỉ nhưng khích lệ động viên hợp lý và đúng lúc từ cha mẹ mới có thể không ngừng nâng cao sự tự tin của trẻ.
4). Cho phép trẻ mắc lỗi.
Cha mẹ luôn rất hay để tâm đến những lỗi sai của con trẻ. Thực tế, đối với con trẻ , phạm sai làm là viêc không thể tránh khỏi. Nếu một đứa trẻ không phạm bất cứ lỗi gì thì nó sẽ không bao giờ có thể trưởng thành. Đối với sai lầm hoặc sai sót của con trẻ, cha mẹ nên có thái độ như thể nào? Các chuyên gia giáo dục cho rằng : Cha mẹ nên cho phép trẻ mắc lỗi . Nhà tâm lý học người Mỹ Leiden đã từng nói :”Hãy kể lại cho trẻ những lõi sai mà bạn đã từng phạm phải, thừa nhận sai lầm , sau đó giả thích cho trẻ nguyên nhân mắc phải những sai lầm đó ”. Theo lời chia sẽ của một chuyên gia của người Mỹ về các vấn đề gia đình: “Hãy nói với trẻ rằng : Những lõi sai do thử nghiệm những điều mới không cần phải lo lắng, căng thẳng. Bất kì ai lần đầu tiên làm một việc gì đó không nên hy vọng sẽ làm hoàn hảo, không một chút sai sót nào ”. Một nhà tâm lý học đã khuyên các bậc cha mẹ: “Đừng nên chỉ để ý đén những sai sót của trẻ, hãy học các bước qua những nỗi đau. Nên biểu dươg, khen ngợi những nổ lực và dũng khí mới của trẻ khi trẻ thử nghiệm cái mới. ” Chỉ nên so sánh thành tích gần đây của trẻ với những thành tích trước kia của chúng chứ đừng nên so sánh với những kết quả của người khác. Nếu trẻ có một gia đình tràn ngập tình yêu thương, chúng sẽ học được rất nhiều từ mọi sai lầm của mình.”” Vì thế, trong cuộc sống thường nhật, cha mẹ nên nhìn nhận trẻ bằng con mắt toàn diện và tích cực . Khi nào quan niệm này đi vào đời sống, cha mẹ sẽ không co những cơn giận loii dình khi chứng kiến những biểu hiện sai sót nhất thời của trẻ.