Không phải con trẻ, đối tượng cần giáo dục nhất hiện nay là người lớn, đặc biệt là bố!
Dạy
bảo con cái mà chỉ có tình yêu thương thôi chưa đủ. Bạn phải hiểu được
quy luật trưởng thành của trẻ, từ đó chỉ bảo đúng mực, như thế con bạn
mới mong có tương lai tốt đẹp.
Hiện nay cái gì chúng ta cũng đề xướng hội nhập cùng các nước phát
triển trên thế giới nhưng việc giáo dục cha mẹ hội nhập dường như lại bị
lãng quên.
Ở một số nước phát triển, nếu hai thanh niên yêu nhau muốn đăng ký
kết hôn thì bắt buộc phải học và thi đạt ở trường học dành cho cha mẹ do
chính phủ tổ chức mới được nhận giấy đăng ký kết hôn.
Dạy dỗ con cái chỉ có tình yêu thương thôi chưa đủ, bố mẹ phải hiểu
được quy luật trưởng thành của con trẻ, con trẻ mới có tương lai tốt
đẹp. Và đối tượng cần được giáo dục nhất không phải là con trẻ mà là cha
mẹ, đặc biệt là người cha.
Sinh con ra thì bạn không thể "trả lại"
Dạy dỗ con cái là môn học quan trọng nhất và cũng là khó nhất của
nhân loại. Cha mẹ là người giáo viên chủ nhiệm mãi mãi không bao giờ
nghỉ hưu, là người có trách nhiệm với con cái cả đời.
Bất kể sự nghiệp của cha mẹ có thành công đến mấy cũng không che lấp
nổi hậu quả sự thất bại trong việc giáo dục con cái. Bồi dưỡng thiên tài
thành kẻ bất tài là có tội với gia đình và văn minh nhân loại.
Dạy dỗ con cái thành công là thành công quan trọng nhất của gia đình,
cũng là thành công quan trọng nhất của cuộc đời bạn. Vì vậy, hãy đừng
để lỡ mất thời kỳ phát triển mấu chốt của con trẻ.
Thời kỳ phát triển mấu chốt là chỉ khả năng nắm bắt hành vi, kỹ năng
và tri thức của con người trong giai đoạn phát triển nhanh nhất, dễ bị
ảnh hưởng nhất.
Bạn biết được bao nhiều thời kỳ phát triển mấu chốt của con trẻ?
- Thời kỳ học nhai (6 tháng tuổi)
- Thời kỳ quy phạm trật tự (2,5-6 tuổi): Thời kỳ hình thành hành vi,
thói quen của trẻ. Tính cách, hành vi và thói quen hình thành trong thời
kỳ này đến lúc trưởng thành cũng không thay đổi.
- Thời kỳ phát triển ngôn ngữ (3-6 tuổi)
- Thời kỳ phát triển trí tưởng tượng (2-8 tuổi)
- Thời kỳ nhạy cảm về văn hóa (6-10 tuổi): Rất nhiều trẻ trong thời
kỳ này vô cùng tò mò, thích suy ngẫm, cực kỳ nhiều câu hỏi. Chúng ta nên
thỏa mãn ham muốn tìm hiểu của trẻ.
- Thời kỳ vàng để học đọc (8-14 tuổi): Nếu để lỡ mất chỉ dẫn cách đọc
khoa học và lượng kiến thức lớn trong thời kỳ này thì sẽ trở thành
thiếu sót khó bù đắp nổi cho sự trưởng thành của trẻ.
- Thời kỳ độc lập (12-15 tuổi): Không nắm bắt được giai đoạn này, trẻ sẽ mãi mãi không trưởng thành được.
Nhận thức lại về tình yêu thương của mẹ và cha
- Tình yêu thương của mẹ: Đức hạnh, lễ nghĩa, nhân phẩm, khí chất.
Người mẹ có ảnh hưởng rất lớn trong giai đoạn sơ sinh và thiếu nhi của
con trẻ.
- Tình yêu thương của cha: Hướng dẫn định hướng và hành vi lý trí.
Người cha vĩ đại nhất định là người dẫn đường, người sáng lập tư tưởng
của đứa con.
Trẻ trưởng thành cần tình yêu thương của mẹ theo xu hướng giảm dần và tình yêu thương của cha theo xu hướng tăng dần.
Giai đoạn tiếp nối giữa tiểu học và trung học là kết thúc của giai
đoạn lãng mạn và bắt đầu của giai đoạn chính xác trong sự trưởng thành
của trẻ, là thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tình mẹ sang chủ nghĩa tình cha.
Trong thời kỳ này, tình thương yêu của mẹ nên giảm dần thích đáng, tình thương yêu của cha nên tăng dần thích đáng.
8 lời khuyên dành cho người cha
1. Hết giờ làm nên về nhà. Là người cha bắt buộc phải ý thức được
trách nhiệm giáo dục trên vai mình, nhất định phải ghi nhớ: "Hết giờ làm
nên về nhà. Con trẻ ăn cơm cùng cha mẹ sẽ càng giỏi giang hơn."
2. Cha mẹ chịu khó học tập, con cái ngày càng giỏi hơn. Câu hỏi của
con trẻ phần nhiều là do sự dạy dỗ không đúng cách của cha mẹ tạo thành.
Cha mẹ tốt chính là trường học tốt. Cha mẹ là "hình mẫu" tốt nhất của
con cái. Giáo dục bản thân quan trọng hơn cả giảng dạy.
3. Phải hiểu được con trước khi dạy con. Coi con trẻ là con người,
hiểu quy luật trưởng thành của con. Làm cha mẹ nhất định phải hiểu được
con mình, tìm được mật mã ngôn ngữ giao tiếp với con nhưng phải chú ý
trân trọng "lời nói" như vàng.
Cha mẹ chín chắn nên học cách dạy con, tâm lý học, tìm hiểu đặc điểm
và quy luật của các giai đoạn trưởng thành của trẻ, thường xuyên trao
đổi với con, hiểu con đang nghĩ gì, làm gì.
4. Nhất định phải quản lý con, mấu chốt là quản lý như thế nào. Không
thể dùng phương pháp giáo dục cân bằng. Hãy thay đổi tư duy dạy trẻ, cố
gắng làm phong phú phương pháo giáo dục của bản thân.
5. Làm người cha, mẹ hiểu tình yêu thương và biết yêu thương. Không
ít cha mẹ yêu con một cách mơ hồ, yêu nhầm chỗ, có lúc lại yêu quá mức.
Tình yêu thương là một môn nghệ thuật. Yêu cần bày tỏ, cũng cần hành
động, yêu phải có mức độ, đừng để tình yêu thương của bạn tràn lan gây
hại.
6. Không được dạy con trước mặt người khác. Cho dù con có làm chuyện
tồi tệ nhất, bạn phải dạy cháu thì cũng nên dẫn cháu về nhà. Đánh mắng
con trước mặt mọi người sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Điều quan trọng nhất trong giáo dục là phải tôn trọng nhân cách và
lòng tự trọng của con người, phải bảo vệ tâm hồn của trẻ. Không làm được
điều này thì không thể nói là giáo dục thật sự.
7. Đừng giao con hoàn toàn cho ông bà hay bảo mẫu. Đối với con trẻ,
bé cực kỳ khao khát tình yêu thương, cũng vô cùng thèm khát cảm giác an
toàn.
Trong 2 yếu tố tình yêu thương và cảm giác an toàn, nếu thiếu một
trong hai thì đều gây tổn hại không thể khắc phục đối với sự trưởng
thành của trẻ.
8. Khen thầy cô trước mặt con. Cha mẹ và thầy cô là bạn chiến đấu
cùng chiến hào, nhất định phải kết thành liên quân với thầy cô.
Nếu cha mẹ luôn cằn nhằn thầy cô "không phải" trước mặt con, phê bình
thầy cô, thậm chí tranh cãi với thầy cô thì chỉ làm tăng thêm tâm lý
bài xích thầy cô của con trẻ. Lâu dần, người bị tổn thương là con trẻ,
người chịu thiệt thòi là cha mẹ.