Homeschooling: Mô hình giáo dục kiểu mẫu của thế kỷ 21
Với
nhiều ưu điểm nổi bật, nhiều bậc phụ huynh lựa chọn hình thức giáo dục
tại nhà thay vì gửi con đi học ở trường. Xu hướng giáo dục homeschooling
ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia và có sức lan tỏa rộng
rãi.
Không giống như các bà mẹ khác, Alison Davis (New Jersey, Mỹ) cho
rằng phương pháp dạy con tại nhà đang dần thế chỗ cho nền giáo dục
truyền thống. Theo cô, homeschooling mới là “thế giới thực”, khi các bé
không phải sinh hoạt trong cùng một ngôi trường với các bạn đồng trang
lứa.
Có nhiều ý kiến cho rằng, homeschooling chính là “cái nôi” nuôi dưỡng
chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Nhưng sự thật đã chứng minh
điều ngược lại – phần lớn các học sinh đạt thành tích cao trong học tập
đều từng được giáo dục tại nhà. Theo nhiều nghiên cứu sư phạm,
homeschooling có thể coi là phương pháp giáo dục trẻ em phù hợp và hiệu
quả nhất trong thế kỷ 21.
Thống kê gần đây của Bộ Giáo dục Mỹ cho thấy phương pháp giáo dục tại
nhà đã tăng lên 61,8% so với 10 năm trước. Theo đó, có khoảng hai triệu
trẻ em (khoảng 4% tổng số trẻ em) hiện nay ở Mỹ được học tập thoải mái
tại nhà riêng theo phương pháp này.
“Chìa khóa” là sự cá nhân hóa
Trong cuốn sách Creative Schools: The Grassroots Revolution That's
Transforming Education, tác giả Ken Robinson đã nhấn mạnh rằng trẻ em
chỉ có thể tiếp thu tốt nhất với tốc độ phù hợp và phương pháp ưa thích,
bởi "Mỗi bé là một cá thể độc nhất với biết bao ước mơ, tài năng, lo
lắng, sợ hãi, đam mê và khát vọng của trẻ".
Số lượng học sinh tại các trường, lớp tương đối lớn. Với tốc độ tiếp
nhận kiến thức khác nhau, giáo viên sẽ gặp khó khăn khi liên tục phải
điều chỉnh giáo án và khó theo sát từng bé. Trong khi đó, phương pháp
giáo dục tại nhà lại được thiết kế theo khả năng dành riêng cho bé.
Davis kể lại quá trình vật lộn với việc đọc sách của Luke – cậu con
trai mình. Khi học lớp hai, Luke không hề thích đọc và luôn cảm thấy áp
lực mỗi khi phải đọc sách. Ở trường, các thầy cô không có thời gian dành
riêng cho bất kỳ học sinh nào, vì vậy, khả năng đọc của Luke không được
cải thiện. Với phương pháp homeschooling, người mẹ có thể hướng dẫn cậu
bé đọc viết một cách trôi chảy. Không chỉ vậy, đây cũng là khoảng thời
gian gắn kết giữa mẹ và con. Và những tác động của việc cá nhân hóa luôn
mang lại tác dụng lâu dài.
Trẻ vẫn có thể giao tiếp xã hội khi học ở nhà
Tranh cãi lớn nhất xung quanh việc giáo dục tại nhà là vô hình chung,
trẻ sẽ tước đi những kỹ năng mềm, giao tiếp xã hội thiết yếu để phát
triển. Nhưng thực chất, trẻ được dạy học ở nhà vẫn có thể tham gia các
hoạt động và thực hiện các dự án nhóm như các học sinh khác.
Ví dụ như gia đình Davis thường xuyên tham gia vào hoạt động của nhà
thờ địa phương. Luke và chị gái Amanda đều có bạn bè trong dàn hợp
xướng. Cả hai đều biết chơi nhạc cụ, vì vậy họ nhanh chóng kết bạn với
những người khác trong dàn nhạc homeschooler và có nhiều mối quan hệ ở
khu phố. Do vậy, cả Luke và Amanda đều không mấy khi cảm thấy buồn chán.
Trẻ học tại nhà không chỉ hạn chế được những áp lực từ trường học, mà
còn tránh được những điểm còn tồn tại khi đi học: đó là sự “chia bè kết
phái” trong mối quan hệ bạn bè. Alison cũng cho biết, nhiều đứa trẻ
khác từng thể hiện sự ghen tị với Luke và Amanda khi được học ở nhà,
tránh xa khỏi sự phân biệt cấp bậc xã hội. Và điều này khiến Alison hết
sức ngạc nhiên.
Tất nhiên, nhiều bậc phụ huynh vẫn gặp khó khăn khi giúp con kết bạn.
Tuy nhiên, với những trẻ khó giao tiếp, Internet sẽ là gợi ý nhằm giúp
công đoạn này trở nên dễ dàng hơn. Một nghiên cứu của Pew cho thấy 55%
thanh thiếu niên nói rằng họ thường xuyên dành thời gian cho bạn bè trực
tuyến hoặc các mạng xã hội, 45% nói rằng họ gặp gỡ thông qua các khóa
học ngoại ngữ, thể thao hoặc cùng sở thích. Điều này cho thấy trường học
không phải là cách duy nhất để kết bạn.
Học sinh luôn cảm thấy “quá tải” khi ở trường
Khi áp lực căng thẳng đè nặng lên đôi vai của trẻ, nhà trường cũng
phải chịu sức ép rất lớn. Bởi cha mẹ nào cũng mong con mình trở nên
thông minh hơn nhưng lại có thái độ chán ghét xã hội, hay có thể chất
tốt, tự chủ nhưng chưa hợp tác và sáng tạo. Trong khi đây đều là những
yếu tố cần thiết khi bước vào đại học. Gần đây, một cuộc khảo sát
165.000 học sinh trung học cho thấy có hơn một nửa số học sinh chưa
chuẩn bị cho việc học đại học và học xa hơn. Nguyên nhân một phần có lẽ
do những trách nhiệm mà chúng ta nghĩ rằng trường học phải đảm nhiệm và
thực hiện tốt hơn các bậc cha mẹ.
Quay trở lại câu chuyện của Alison, cô đã thành công trong việc dạy
con học ở nhà. Bởi Alison đã bỏ qua những công việc bận rộn và thành
tích, mà chỉ chỉ tập trung vào những gì Luke và Amanda thực sự cần.