Ở độ tuổi mầm non, các bé rất khó để có thể kiểm soát những cảm xúc tiêu cực. Khi con có những cảm xúc không tốt thay vì dùng hình phạt hoặc trách mắng, cha mẹ có thể giúp các bé xoa dịu bằng nhiều cách.
Cha mẹ đóng một vai trò quan trọng khi bé có những biểu cảm xúc không thể kiểm soát. Cha mẹ có thể thấy được bé có những cách biểu hiện như lăn đùng ra ăn vạ rồi khóc lóc rồi lúc lại toét miệng ra cười. Tất cả những điều này đều do bé vẫn chưa biết cách tự điều chỉnh cảm xúc của mình.
Sau đây, cha mẹ hãy tìm hiểu những phương pháp hữu ích giúp bé cân bằng được cảm xúc và xoa dịu những cảm xúc tiêu cực không đáng có của trẻ nhé.
Gọi Tên Được Cảm Xúc:
Với các bé nhỏ không thể nói được cảm xúc của mình trong lúc buồn bã hoặc tức giận sẽ có phản ứng là la hét, ném đồ đạc, bạo lực. Trong những trường hợp này cha mẹ cần kiên nhẫn giúp con nhận được những biểu hiện cảm xúc và gợi ý hành vi sao cho phù hợp với tâm trạng đó.
Khi bé đã có thể nhận được những dấu hiệu và gọi tên các cảm xúc như vui, buồn, giận, sợ hãi và giải thích sự khác nhau giữa cảm xúc và hành vi sẽ giúp bé phần nào kiểm soát và tiết chế lại các hành động của mình. Cha mẹ hãy động viên và hướng dẫn bé biết kiềm chế và bộc lộ cảm xúc như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh.
Tuy nhiên, cha mẹ nên tránh các cụm từ mang tính chỉ thị, ra lệnh như: Không được buồn, không được sợ. Cha mẹ nên sử dụng các câu như: Bố mẹ đang thấy con có vẻ buồn. Con có thể kể cho bố mẹ nghe đã có chuyện gì xảy ra không?
Dạy Bé Kỹ Năng Giải Quyết Tình Huống Và Kiềm Chế Tức Giận:
Điều đầu tiên cha mẹ cần hướng dẫn các bé các kỹ năng có thể kiểm soát và giữ bình tĩnh khi có cảm xúc không tốt. Cha mẹ có thể vừa hướng dẫn và thực hành cùng với các bé.
Để có thể hướng dẫn bé cách giải quyết chính xác, Cha mẹ cần hiểu rõ hoàn cảnh khiến cho bé có những cảm xúc không tốt và cùng bé tìm ra giải pháp thích hợp.
Ví dụ như: khi bé gặp một bài tập và có xu hướng cáu gắt, bỏ cuộc thì cha mẹ hãy khuyến khích bé bình tĩnh, giải lao 1 chút, uống 1 cốc nước, hít thở thật sâu và đưa ra nhiều giải pháp xem cái nào khả thi nhất.
Hướng Dẫn Bé Nói Những Câu Tích Cực:
Trong những trường hợp bé có những hành và thái độ tiêu cực, thay vì chỉ trích và là mắng bé, Cha mẹ cần nhẹ nhàng và hướng dẫn bé nói những câu tích cực. Điều này không chỉ giúp bé cử xử đúng mực và lịch sự, còn giúp bé phát triển vốn từ và khả năng diễn đạt trong những hoàn cảnh đặc biệt như đang tức giận.
Cha mẹ cũng nên dùng những từ dịu dàng và thái độ ôn hòa để bé cảm thấy được đồng cảm. Ví dụ như: “Con có thể bình tĩnh lại”, “Con sẽ làm tốt hơn”, “Mọi chuyện sẽ có cách giải quyết”...Cha mẹ có thể giúp con thực hành bằng cách đặt con vào 1 tình huống cụ thể để con tự nói ra cách giải quyết và thực hiện các câu nói ấy nhé.
Thống Nhất Hình Thức Kỷ Luật:
Ngoài việc hướng dẫn các bé các kỹ năng để xoa dịu sự tức giận hoặc các hành vi không phù hợp, trong những trường hợp nếu bé không hợp tác Cha mẹ có thể có những hình thức kỷ luật phù hợp. Khi áp dụng kỷ luật, Cha mẹ cần có sự nhất quán và đưa ra những nguyên tắc giúp trẻ thành công. Ngoài ra, đừng quên công nhận khi bé làm tốt việc gì đó và luôn khuyến khích con làm điều tốt.
Một số hình thức kỷ luật Cha mẹ có thể áp dụng như: bé sẽ không được chơi đồ chơi trong một khoảng thời gian, hoặc sẽ không được xem chương trình yêu thích. Cha mẹ lưu ý hình phạt không được dùng bạo lực hoặc làm ảnh hưởng tinh thần bé.
Khen Thưởng Con Khi Con Biết Kiểm Soát Cảm Xúc Của Mình:
Khi bé biết kiểm soát được hành vi và cơn tức giận của mình, hãy đưa ra những phần thưởng khuyến khích hoặc những lời khen, động viên bé. Khen ngợi con sẽ giúp bé có động lực để thay đổi hình ảnh bản thân thành người có khả năng xử lý cảm xúc. Mỗi lần biết kiềm chế cơn nóng giận bé sẽ được thưởng 1 món đồ nào đó, và nếu để dành lại sau 10 lần thì có thể đổi thành một thứ gì đó lớn hơn như xem phim, đồ chơi bé thích.