Cha mẹ trò chuyện thế nào để kích thích sự thông minh của con?
Cha
mẹ nào cũng đều hy vọng con mình thông minh, vì thế hãy dành nhiều thời
gian hơn để nói chuyện với con, đây là một trong những cách để kích
thích sự thông minh của con.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trí thông minh của trẻ chỉ có 50% đến từ
bẩm sinh và phần còn lại chủ yếu được tạo nên thông qua quá trình rèn
luyện và giáo dục. Như vậy, bố mẹ hoàn toàn có thể thông qua việc giáo
dục để tác động đến trí thông minh của con.
Nói chuyện tích cực với con
Trò chuyện chính là chìa khóa để kết nối và kích thích trí tuệ cho
trẻ. Cha mẹ nên trò chuyện với con ngay cả khi con chưa hiểu những điều
bạn nói. Việc lặp đi, lặp lại nhiều lần sẽ giúp bé hiểu được thông điệp
của bạn trong từng ngữ cảnh. Ngoài ra, hãy đặt cho bé những câu hỏi mở,
điều này sẽ giúp phát triển tư duy và quan điểm cá nhân của trẻ.
Bên cạnh đó, giọng điệu khi nói chuyện với con cũng rất quan trọng.
Lời nói và giọng điệu tiêu cực mang tính than trách, la mắng sẽ làm ổn
thương đến con, tồi tệ hơn sẽ khiến con không cảm nhận được sự tôn trọng
của cha mẹ và khiến việc dạy dỗ con cũng trở nên khó khăn hơn. Con sẽ
bắt chước lời nói tiêu cực của cha mẹ, một khi trở thành thói quen, rất
dễ hình thành nhân cách tiêu cực không lành mạnh.
Hãy dùng những lời nói tích cực, rõ ràng chính xác, 90% trẻ thông
minh nhờ cách trò chuyện đúng đắn của cha mẹ đề cập đến những suy nghĩ
rất thường xuất hiện trong bất kì cuộc trò chuyện nào giữa cha mẹ và con
cái trong gia đình.
Hãy tin tưởng và đứng về phía con
Đưa ra lời nói một cách hợp lý cũng là một kỹ năng trong việc kích
thích trí thông minh của trẻ. Trong trường hợp, con không chịu làm bài
tập, thay vì nói “con phải”, “nhanh lên”, “không được”, các bậc cha mẹ
nên dùng những câu như “thế mình phải làm sao?”. Đối với trẻ nhỏ để khơi
gợi hứng thú cho con, bạn có thể nói: “Dạo này con học thêm được từ nào
mới rồi? Con chỉ cho mẹ học cùng với nhé”. Hãy luôn nhớ rằng, một khi
có sự đồng cảm, ai cũng sẽ thấy mình được thấu hiểu.
Luôn biết động viên con đúng lúc, kiên nhẫn lắng nghe câu chuyện của
con, với những lời nói như “mẹ hiểu tâm trạng của con”, mẹ nghĩ sẽ hay
lắm”, “mẹ thấy lo quá”, … và từ quan trọng nhất “hãy tin ở bản thân”,
“mẹ luôn đứng về phía con”.
Dạy cho trẻ biết cách tự suy nghĩ và đưa ra giải pháp cho các vấn đề
Bố mẹ đừng giải tất cả các vấn đề hộ con. Thay vào đó, hãy khuyến
khích trẻ tập trung vào từng vấn đề hay mục tiêu để tìm ra cách giải
quyết nó thông qua đó hình thành nên những suy nghĩ sáng tạo ở trẻ. Để
trẻ tự suy nghĩ và tìm cách giải quyết vấn đề vừa kích thích não bộ phát
triển, vừa dạy cho bé biết rằng chúng có khả năng tư duy và có thể vượt
qua mọi chướng ngại vật.
Bố mẹ hãy khuyến khích trẻ xem việc học như là một quá trình mà qua
đó sự chăm chỉ sẽ nhận được kết quả xứng đáng. Chúng sẽ bắt đầu là những
người học việc nhưng nhờ quá trình chăm chỉ học tập, chúng sẽ tốt dần
lên theo thời gian. Nhờ đó, khi phải giải quyết những vấn đề khó, chúng
sẽ tìm ra cơ hội để phát triển bản thân thay vì thấy mình là kẻ thất bại
vì không phải là chuyên gia.
Bên cạnh đó, bố mẹ hãy đưa ra lời khen cho những nỗ lực và sự chăm
chỉ của con mình thay vì chỉ chú trọng tới khả năng tự nhiên, vốn có của
trẻ. Hãy dạy cho con biết cách đương đầu với những khó khăn, thất bại
không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Điều này sẽ giúp hình thành nên
những đứa trẻ năng động hơn và có khả năng đương đầu với sóng gió cuộc
đời tốt hơn. Những đứa trẻ thông minh và tài năng bẩm sinh thường dễ nản
chí và thậm chí là từ bỏ khi chúng phải đối mặt với những khó khăn,
thất bại trên đường đời.