Cha mẹ gây tổn thương con cái
Những cách giáo dục mà cha mẹ cho là đúng đắn nhưng lại không hề biết rằng đã vô tình làm tổn thương chính con của mình.
Mỗi cha mẹ có một phương pháp giáo dục riêng dành cho con của mình.
Điều đó phần lớn được quyết định bởi quan điểm và những giá trị trong
cuộc sống mà cha mẹ theo đuổi. Vì vậy, trong dạy bảo con cái, có người
dùng nhu, có người dùng cương, có người dùng cách trò chuyện tâm giao
lại có người nhờ cậy đến roi vọt hay quát mắng.
Thực tế cho thấy sự giáo dục của cha mẹ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cuộc
đời của một đứa trẻ, bởi gia đình chính là trường học đầu tiên của
chúng. Việc cha mẹ có những thói quen không tốt sẽ để lại những hậu quả
nghiêm trọng và lâu dài trong cuộc đời của con.
Cha mẹ độc hại là gì
Cha mẹ thì cũng là một con người bình thường vì thế không tránh khỏi
những sai lầm hay khiếm khuyết. Điều này giống như việc cha mẹ vô tình
la mắng con cái vào một lúc nào đó khi bị thiếu kiếm soát. Tuy nhiên, có
những trường hợp đặc biệt hơn khi bản thân người cha mẹ đó sở hữu rất
nhiều hành vi tiêu cực và lặp lại có chủ đích với chính con của mình. Đó
chính là những người cha mẹ độc hại và gây tổn thương với con cái.
Nhưng không dễ để có thể xác định cha mẹ mình có phải là cha mẹ độc
hại hay không bởi khi đứa con sống với bố mẹ quá lâu có thể đã bị thích
nghi với những hành động của bố mẹ. Nhiều đứa con thường hay tự đặt ra
những câu hỏi cho bản thân như liệu mình có phải bị bố mẹ ngược đãi hay
không, hay do mình đang quá nhạy cảm?
Bên cạnh đó, nhiều đứa trẻ luôn “hợp lý hóa” các vấn đề để giải thích
cho những tổn thương mà bố mẹ gây ra. Ví dụ như: “Mẹ không quan tâm đến
mình bởi vì mẹ không hạnh phúc.” Hay “Bố uống rượu, đánh tôi bởi lẽ bố
cô đơn và bố đang dạy tôi”… Mặc dù vậy nhưng đứa trẻ dù bên ngoài cố tỏ
ra hợp lý mọi chuyện nhưng bên trong lại cảm thấy vô cùng bất ổn.
Trải qua một quá trình dài sống với những người bố mẹ như vậy, đứa
trẻ sẽ dần hình thành những tổn thương bên trong và dễ hình thành việc
trầm cảm.
Những cách giúp cha mẹ thiết lập kỷ luật với con mà không làm tổn thương con
Nhiều cha mẹ thường gặp vấn đề là muốn dạy dỗ hay kỷ luật con mình
nhưng lại làm không đúng cách. Kỷ luật để con ngoan ngoãn, nề nếp và ý
thức về các giới hạn cần tuân thủ hơn là điều cần thiết nhưng mối bận
tâm chung của các phụ huynh là làm thế nào để kỷ luật trẻ mà không làm
tổn thương con?
Có đứa trẻ có phản ứng rất nhanh đó là sẵn sàng chiến đấu, nói to hơn
hoặc thậm chí là hét lên. Với những đứa trẻ khác, những đứa trẻ sống
nội tâm hơn, chúng sẽ rút lui, trốn tránh, hờn dỗi và trở nên im lặng.
Và tất cả những phản ứng này đều không tốt cho sự phát triển nhân cách
của trẻ sau này.
Với cương vị là bố mẹ, bạn đã phản ứng như thế nào khi con hư hay làm
điều gì đó sai trái? Là im lặng, quát mắng, nổi cáu hay bình tĩnh trò
chuyện với con? Phản ứng của bạn, lặp đi lặp lại theo thời gian, có thể
xây dựng hoặc làm xói mòn niềm tin đối với con trẻ.
Những bước kỷ luật trẻ dưới đây được xây dựng cần dựa trên nền tảng của sự tôn trọng và thấu hiểu giữa cha mẹ và con cái.
Bình tĩnh và tập trung: khi đứa trẻ phản ứng thái
quá trước một vấn đề, cha mẹ cần giúp con nhận thức được điều này. Nhưng
trước đó, bố mẹ cần bĩnh tĩnh lại để nhìn nhận lại và tập trung giải
quyết vấn đề. Tiếp đó, bạn cần yêu cầu con bình tĩnh lại và giải thích
lại cho bạn biết chuyện đang xảy ra, việc làm này thể hiện sự tôn trọng
giữa bạn và con.
Đồng cảm và thấu hiểu: Khi con làm sai điều gì đó,
đừng vội mắng con mà hãy giúp con hiểu rằng ai cũng không hoàn hảo và
việc mắc sai lầm là điều không tránh khỏi. Hãy xây dựng niềm tin và sự
tôn trọng từ trẻ thông qua cách mà bạn xử lý tình huống.
Có trách nhiệm và nói lời xin lỗi: Khen ngợi trẻ khi
trẻ làm đúng và yêu cầu chúng xin lỗi khi làm sai là điều vô cùng quan
trọng. Điều này dạy trẻ biết cách chịu trách nhiệm với những điều mình
đã làm. Dù bạn có thấu hiểu và đồng cảm với con nhưng dù thế nào thì trẻ
cũng cần có trách nhiệm với hành động của mình.
Thích ứng và linh hoạt: Linh hoạt khi xử lý tình
huống luôn là điều cần thiết để khuyến khích trẻ thay đổi. Dù là người
lớn hay trẻ em đều có những lúc làm sai và cư xử chưa đúng mực, bố mẹ
cần có cách giải quyết khéo léo để phù hợp với từng hoàn cảnh, tránh làm
tổn thương con trẻ mà vẫn giúp con nhận ra sai lầm và khuyết điểm của
bản thân.
Định hướng để cải thiện hành động cho trẻ: Để con
cái tuân theo nguyên tắc này, bố mẹ cần làm gương trước và tuyệt đối
tuân thủ những quy tắc đã đề ra. Bằng việc định hướng trước những hành
động cho trẻ, trẻ sẽ dần hình thành thói quen tuân thủ các quy định đã
được đặt ra và sẽ không giảm dần các phản ứng thái quá khi đối mặt với
những hoàn cảnh yêu cầu chúng phải làm theo đúng quy tắc.
Nếu bạn có thể thực hành nhuần nhuyễn những nguyên tắc cơ bản trên,
bạn sẽ dần dần thấy mình giữ bình tĩnh hơn, tập trung hơn, đối mặt dễ
dàng hơn với những thách thức trong quá trình rèn luyện con cái. Và nếu
bạn tuân thủ được các nguyên tắc này, bạn sẽ trở thành hình mẫu lý
tưởng và tuyệt vời của con trẻ khi chúng đứng trước việc phải xử lý và
giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.