CHA MẸ CÓ DŨNG CẢM NHẬN LỖI VỚI CON?
:couple: Bố Mẹ muốn con nhận sai nhưng bản thân Bố Mẹ khi làm sai lại cảm thấy khó khăn trong việc nhận sai và nói lời xin lỗi. Bởi cái tôi của bản thân quá lớn, và cả suy rằng Bố Mẹ luôn đúng làm bản thân dù biết sai nhưng khó lòng bật ra câu “xin lỗi con” nhẹ nhàng như nhiều người vẫn tưởng.
:couple: Bản thân ai cũng từng mắc sai lầm, thậm chí là ở mức độ thường xuyên. Dĩ nhiên, chẳng ai thích mắc sai lầm. Cái cảm giác phát hiện ra mình đã sai thật khó chịu làm sao. Tuy nhiên là Bố Mẹ muốn nuôi dạy con thành công trước tiên hãy làm gương cho các con. Bố Mẹ làm sai điều gì thì phải biết thẳng thắn xin lỗi. Sẽ không là mất uy mà điều này đang dạy con rằng Bố Mẹ hay bất cứ ai đều không hoàn hảo, phải dũng cảm chấp nhận điều đó để sửa chữa và đặc biệt là tha thứ, bao dung cho nhau. Hành động này giúp cho con cái thấy được sự công bằng, bình đẳng từ Bố Mẹ.
Mặt khác cũng để các con biết rằng, trong quá trình khôn lớn con sẽ còn phải gặp rất nhiều khó khăn, thử thách. Sẽ có lúc con mắc sai lầm nhưng điều đó sẽ chẳng ảnh hưởng gì nhiều đến cuộc đời con sau này, nếu như con biết mình sai bản thân mình nhận lỗi, chịu trách nhiệm với nó và phải sửa nó thì đó mới là chuyện đáng phải làm.
:sos: Những trường hợp Bố Mẹ nên nhận lỗi với các con.
Khi bạn lỡ đánh con quá tay, khi bạn trách mắng oan, khi bạn “hứa mà quên”, khi bạn lỡ lời xúc phạm con, khi bạn làm hỏng đồ của con…
Bố Mẹ nên nhận lỗi với con ra sao?
1. Cởi bỏ cái mác “ Bố Mẹ”
- Bạn đừng nghĩ bạn là Bố Mẹ của con, nếu bạn nhận lỗi hay xin lỗi con bạn sẽ mất cái uy của Bố Mẹ, như vậy thì những lần sau rất khó để dạy con, nói con nghe lời. Suy nghĩ như này của các bố mẹ là hoàn toàn sai lầm. Bố Mẹ thấy khó chịu trước những sai lầm của con, bạn bắt con phải xin lỗi, phải sửa sai. Nhưng bản thân Bố Mẹ chẳng bao giờ chịu sửa chữa sai lầm của mình, thử hỏi như vậy làm sao con nghe lời Bố Mẹ.
- Giáo dục và được giáo dục là một quá trình hỗ trợ lẫn nhau, trong lúc giáo dục con bố mẹ cũng học hỏi từ con được rất nhiều điều bổ ích. Nếu mắc sai lầm thì Bố Mẹ hãy xem xét vấn đề từ chính mình, có như vậy vấn đề trẻ ương bướng sẽ nhanh chóng được giải quyết. Bố Mẹ là người thầy đầu tiên của các con, bởi vậy Bố Mẹ hãy dũng cảm nhận lỗi khi bản thân mắc sai lầm, con trẻ sẽ học và làm theo Bố Mẹ.
2. Gửi đến con lời xin lỗi thật lòng và chân thành nhất
Bố Mẹ đừng xin lỗi không chân thành bằng cách nói tránh, nói giảm, vòng vo vì con cái sẽ học lại cách đổ lỗi khéo đó. Trong những trường hợp Bố Mẹ mắc sai lầm, hãy thực lòng gửi đến con lời xin lỗi. Một lời xin lỗi nhẹ nhàng thôi nhưng đầy chân thành “Xin lỗi con, Mẹ đã trách nhầm con rồi !” con sẽ thực sự vô cùng xúc động khi nghe được những lời này. Bố Mẹ có những hành động đường hoàng như thế thì con sẽ rất kính trọng. Khi bố mẹ thẳng thắn nhận lỗi trước mặt con cho thấy Bố Mẹ đã biết tôn trọng con, đối xử với con bình đẳng.
3. Viết lá thư xin lỗi con
Xin lỗi đâu phải điều gì xấu xa, ngược lại trong mắt các con Bố Mẹ còn thể hiện đượ