Cậu bé 5 tuổi bị mù vĩnh viễn, cha mẹ đừng chủ quan với những gói hút ẩm
Trong cuộc sống, có rất nhiều "kẻ giết người vô hình" đối với trẻ nhỏ, chỉ cần một chút bất cẩn là trẻ sẽ gặp nguy hiểm ngay.
Trang QQ đưa tin, cậu bé Tiểu Vũ 5 tuổi ở Trung Quốc lấy gói hút ẩm đổ vào nước để thổi bong bóng chơi. Thế nhưng sau khi những hạt hút ẩm này thấm nước, chúng phát nổ ngay lập tức và văng vào mắt phải của cậu bé. Mặc dù được đưa cấp cứu nhưng bác sĩ thông báo mắt phải của cậu bé bị mù vĩnh viễn. Sau khi tin tức này lan truyền, rất nhiều phụ huynh cảm thấy lo sợ cho tính mạng của con mình.
Vậy thì gói hút ẩm có những nguy hại như thế nào đối với con người và làm cách nào để tự cứu chữa mình nếu chẳng may các hạt hút ẩm văng vào mắt?
Gói hút ẩm có hại như thế nào?
Các chuyên gia nói rằng có nhiều loại hút ẩm khác nhau, nhưng chất hút ẩm thực phẩm phát nổ là có nguồn gốc từ vôi. Thành phần chính của nó là canxi oxit, sau khi gặp nước sẽ tạo ra phản ứng hóa học canxi hydroxit và giải phóng rất nhiều nhiệt. Nếu vôi và nước được trộn với nhau trong chai nhựa kín, lượng nhiệt lớn sẽ được tạo ra làm biến dạng cả chai nhựa, thậm chí là gây nổ.
Hiện nay, chất hút ẩm phổ biến trong cuộc sống thường có 2 loại là vôi (canxi clorua) và silicagel.
Chất hút ẩm vôi thường được sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp. Với giá thành thấp, hấp thụ nước mạnh, quy trình chế biến đơn giản nên nó cũng được sử dụng làm chất hút ẩm trong thực phẩm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chất hút ẩm này gây ra nhiều mối nguy hại cho sức khỏe nên nó dần được thay thế bằng chất hút ẩm silicagel.
Nếu vô tình ăn phải các hạt hút ẩm vôi, hãy hút nước hoặc sữa ngay lập tức. Tuy nhiên, lượng nước được kiểm soát nên là 10ml trên mỗi kg trọng lượng cơ thể, tổng không nên vượt quá 200ml. Trong trường hợp uống quá nhiều có thể gây ra nôn. Cần lưu ý rằng tại thời điểm này không nên uống giấm để trung hòa, uống giấm chỉ làm tăng các vết bỏng do chất hút ẩm gây ra trong đường tiêu hóa.
Trong khi đó, hầu hết các chất hút ẩm silicagel là các hạt tròn trong suốt, một vật liệu hấp thụ có hoạt tính cao, không độc hại, không mùi, không bị ăn mòn, hình dạng ổn định và hút ẩm tốt. Silicagel không được hấp thụ sau khi đi vào đường tiêu hóa và được bài tiết qua phân. Nói chung nó không gây độc cho cơ thể, vì vậy không cần phải lo lắng quá nhiều nếu uống nhầm.
Nếu chất hút ẩm văng vào mắt thì nên xử lý như thế nào?
Ngoài việc ăn uống nhầm, chất hút ẩm cũng có thể vô tình văng vào mắt. Lúc này, điều đầu tiên và rửa sạch bằng nước lọc hoặc dung dịch nước muối từ bên trong ra ngoài càng sớm càng tốt. Sau khi vệ sinh mắt, cần đến bệnh viện kiểm tra để tránh những tổn thương cho mắt nếu việc vệ sinh không được làm cẩn thận.
Cách tốt nhất để phòng ngừa là giữ trẻ tránh xa các chất hút ẩm, dù đó là chất hút ẩm vôi hay silicagel, nếu nó không bị vỡ hoặc ướt thì chúng tương đối an toàn. Tuy nhiên, khi ăn thực phẩm, cần phải vứt bỏ ngay gói hút ẩm trước khi để trẻ chạm vào. Một gói nhỏ chất hút ẩm có khả năng gây ra một số tác hại không thể khắc phục, vì vậy cha mẹ phải chú ý loại bỏ nó ngay để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.