Đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, tuyệt đối không được chạm vào người nạn nhân khi họ vẫn tiếp xúc với nguồn điện. Ngay lúc đó mẹ cần ngắt các thiết bị điện hoặc nguồn điện chính trong nhà để ngăn dòng điện không tiếp xúc với cơ thể của bé. Trong trường hợp không thể ngắt nguồn điện được, mẹ nên đứng trên bề mặt khô ráo và dùng thanh gỗ để đẩy mẹ ra khỏi nguồn điện. Mẹ tuyệt đối không sử dụng vật bằng kim loại hoặc vật bị ướt vì chúng có thể dẫn điện khiến cho mẹ có thể bị điện giật lây.
Nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện (Ảnh: sưu tầm Internet)
Tiếp theo, sau khi tách bé ra khỏi nguồn điện, mẹ không nên di chuyển bé khi không cần thiết. trừ những trường hợp thực sự cần thiết như khu vực đó có nước hoặc cần đồ dùng bằng kim loại.
Kiểm tra xem bé có phản ứng lại hay không. Sau khi bị điện giật, nhiều trường hợp bé đã không phản ứng khi bạn chạm vào hay nói chuyện với họ và lâm vào tình trạng bất tỉnh. Trong trường hợp nạn nhân ngưng thở và bất tỉnh, mẹ cần nhanh chóng thực hiện hô hấp nhân tạo và làm thủ thuật hồi sức tim phổi ngay lập tức.
Gọi cấp cứu ngay sau đó khi bé không có phản ứng hay bị bỏng do đường dây điện cao thế hoặc bị sét đánh. Nếu có dấu hiệu của việc bỏng nặng như tim đập nhanh hoặc ngừng đập, co giật. Hoặc đang tỉnh táo nhưng vẫn khó khăn khi di chuyển và giữ thăng bằng, bị các vấn đề về thị lực, thính lực, hô hấp khó khăn.