Phát triển vận động cho trẻ mầm non có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Bởi mọi cơ quan như: hệ thần kinh, cơ xương, bộ máy hô hấp,...còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối. Dưới đây là cách phát triển vận động dành cho trẻ mầm non mà ba mẹ không nên bỏ qua.
Phát triển vận động cho trẻ mầm non có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
1. Vai trò của việc phát triển vận động cho trẻ mầm non
Trong việc giáo dục của nhiều ba mẹ hiện nay chỉ tập trung vào giáo dục trí tuệ mà vô tình quên đi việc phát triển vận động cho trẻ mầm non cũng có ý nghĩa rất lớn cho sức khỏe và hỗ trợ sự phát triển trí tuệ của bé.
-
Giúp trẻ rèn luyện thể lực và trau dồi trí lực: Ba mẹ nên cho bé tham gia các môn thể dục thể thao sẽ giúp bé có thể lực tốt, dẻo dai và hỗ trợ cho việc học tập, phát triển trí lực.
-
Tạo thói quen vận động từ nhỏ: Khi các bé tham gia các môn thể thao ba mẹ nên để cho bé có thời gian luyện tập để từ đó hình thành thói quen vận động của bé.
-
Định hình tính cách: Bé tham gia luyện tập các môn thể dục thể thao sẽ có được ý thức kỷ luật, sự kiên trì rèn luyện, tính trung thực,...
Phát triển vận động cho trẻ mầm non giúp trẻ rèn luyện thể lực và trau dồi trí lực
2. Cách phát triển vận động cho trẻ mầm non hiệu quả
Các bé trong độ tuổi mầm non là giai đoạn cơ thể phát triển nhanh, mềm dẻo. Tuy nhiên sức đề kháng lại rất yếu, các mô cơ, mô mạch, cơ quan bên trong vẫn chưa được phát triển hoàn chỉnh. Ngoài việc được ăn uống để bổ sung dinh dưỡng thì việc phát triển vận động cho trẻ mầm non cũng cần được ba mẹ lưu tâm.
2.1. Dành cho trẻ từ 24 - 36 tháng tuổi
Trẻ từ 24-36 tháng tuổi là độ tuổi thích hợp bắt đầu cho việc phát triển vận động. Tuy nhiên ở độ tuổi này ba mẹ nên lựa chọn những cách phát triển vận động nhẹ nhàng, phù hợp với thể lực, tâm lý, trí não... của các bé thông qua hai nhóm vận động: Vận động thô và vận động tinh.
Vận động thô
Là những vận động của toàn bộ cơ thể, chủ yếu là vận động của các nhóm cơ lớn phối hợp tay mắt ví dụ: đứng, đi, chạy, nhảy, ném bóng, đá bóng, đạp xe đạp,...
-
Ba mẹ để bé luyện tập việc giữ thăng bằng bằng hai chân, sau đó cho bé di chuyển bằng cách: đi tiến về phía trước, lùi về phía sau, đi ngang,...
-
Để bé leo lên và đi xuống cầu thang bằng những bước luân phiên và mang đồ vật lên và xuống cầu thang có sự dám sát của ba mẹ.
-
Bé ném và bắt một quả bóng nhỏ bằng 2 cánh tay.
-
Bé lái xe đạp ba bánh, xe đạp bốn bánh đi trên đường bằng phẳng, qua dốc thấp, vòng qua những góc rộng….
-
Bé nhảy qua một sợi dây để cao 4cm, nhảy xuống từ một bậc thang dưới cùng hoặc từ một khối cao 20 cm mà không cần giúp đỡ của ba mẹ…
Vận động thô giúp bé phát triển thể lực, nâng cao trí lực
Vận động tinh
Là những vận động tinh mà bé sử dụng các cơ nhỏ điều khiển bàn tay, ngón tay để thực hiện được nhiều động tác khó. Kỹ năng này được hình thành và phát triển thông qua kinh nghiệm của trẻ, học hỏi từ người lớn,...
-
Ba mẹ cho bé chơi các trò chơi xếp hình xếp logo đơn giản, ít chi tiết, để bé bắt chước xếp hình theo đúng hướng dẫn, xây dựng mô hình,...
-
Để bé vặn mở đóng nắp hộp, chai, lọ…
-
Bé cầm kéo trong một tay và cắt giấy thành sợi dài và cắt theo đường kẻ thẳng, cắt được đường viền…
-
Để bé tiếp cận với bút màu tô vẽ hình thù các con vật, bức tranh đơn giản, bắt chước vẽ dấu cộng vẽ chữ V và những hình đơn giản...
-
Bé tập hợp, phân loại được đồ vật, nhận biết con vật theo tranh. Bắt đầu để bé tiếp xúc với bảng chữ cái và chữ số, ba mẹ có thể dạy bé những chữ cái, chữ số đơn giản, dễ nhớ…
Vận động tinh giúp bé sử dụng các cơ nhỏ điều khiển bàn tay, ngón tay để thực hiện được nhiều động tác khó
2.2. Dành cho trẻ độ tuổi mẫu giáo (trên 36 tháng tuổi)
Với việc phát triển vận động cho trẻ mầm non dành cho các bé trên 36 tháng tuổi cũng cần có sự thay đổi và áp dụng phù hợp vì trên mọi phương diện thể lực, trí tuệ, cảm xúc,... của các bé trên 36 tháng tuổi đã có sự phát triển hơn rất nhiều. Do vậy, các vận động thô và vận động tinh sẽ được nâng cao hơn, cụ thể là các phương pháp như sau:
Tập thể dục
Thực hiện các bài thể dục buổi sáng và bài tập phát triển chung gồm các động tác thở, động tác tay-vai, động tác lưng-bụng-lườn và động tác chân,...Bên cạnh đó, thực hiện các bài tập đi và chạy; bài tập bò-trườn-trèo; bài tập tung, ném, bắt và các bài tập bật nhảy...
Để bé thực hiện bài thể dục buổi sáng và bài tập phát triển chung giúp rèn luyện thể lực mỗi ngày cho bé
Cùng bé tổ chức và chơi các trò chơi vận động
Khi thực hiện các phương pháp phát triển vận động cho trẻ mầm non đối với các bé ở độ tuổi trên 36 tháng tuổi bằng các trò chơi, ba mẹ nên kết hợp cả vận động tinh và vận động thô để giúp bé phát triển toàn diện thể chất và các kỹ năng.
Vận động thô giúp trẻ phát triển cơ bắp, kiểm soát và phối hợp cơ bắp của thân, chân và tay, vận động tinh giúp bé rèn luyện sự khéo léo của các ngón tay và cơ bàn tay, sự phối hợp tay-mắt... Các trò chơi có thể kết hợp được hai loại vận động này phải kể đến các cuộc thi: ném bóng vào rổ, thi về đích vượt qua các chướng ngại vật,...
Tổ chức các buổi dạo chơi, tham quan
Vận động đi lại là một cách vận động tự nhiên rất tốt cho sự phát triển thế chất của trẻ, đây là một trong các phương pháp phát triển vận động dành cho trẻ mầm non rất hiệu quả. Ba mẹ có thể dắt bé đi dạo tại những địa điểmđịa quanh nhà, tạo điều kiện đưa bé đi các nơi như vườn bách thú, thủy cung, leo núi, đi chợ,...
Trên đây là một số phương pháp phát triển vận động cho trẻ mầm non đem lại hiệu quả cao. Ba mẹ có thể tham khảo và lựa chọn phương pháp phù hợp với bé yêu của mình.
Hiện nay, TGB Preschool đang xây dựng chương trình đào tạo áp dụng phương pháp dạy học theo dự án - phương pháp giáo dục sớm và dựa trên Thuyết Trí thông minh đa dạng của Tiến sĩ Howard Gardner. Các bé có thể khám phá bản thân mình bằng những trải nghiệm thực tế, tìm hiểu các chủ đề về cuộc sống từ nhiều góc độ qua các hoạt động “góc trí thông minh đa dạng”. Để tham gia trải nghiệm, ba mẹ có thể đăng ký cho bé ngay tại form dưới đây.