Chậm nói ở trẻ là biểu hiện luôn khiến các bậc phụ huynh, giáo viên,...quan tâm và lo lắng. Chậm nói ở trẻ không chỉ làm trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, giao tiếp xã hội mà có thể dẫn đến những nguy cơ nghiêm trọng về sau. Vì vậy bạn cần tìm ra những phương pháp, cách thức hỗ trợ trẻ kịp thời nhé.
🌻Diễn tả thành lời những việc bạn làm
Điều này đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn của chính bạn và người chăm sóc trẻ. Việc giải thích cho trẻ bạn đang làm gì sẽ giúp con mở rộng vốn từ và gắn kết các từ với đồ vật, sự vật trong cuộc sống.
👨👩👧Những cuộc dạo chơi “gây quỹ từ mới”
Đưa trẻ đi dạo quanh khu nhà của bạn là cách rất tốt giúp trẻ làm quen với từ mới. Những cuộc thám hiểm vừa thú vị vừa quen thuộc kiểu này sẽ khiến trẻ đủ hào hứng nhưng không quá sợ sệt để có thể học từ mới. Bạn có thể cho trẻ ngồi quan sát các trẻ khác đang chơi đùa hoặc cùng trẻ quan sát những điều thú vị xung quanh.
📚Cùng trẻ đọc sách
Mỗi ngày bạn nên dành thời gian cho trẻ, đặc biệt đọc sách cho trẻ tạo được một thế giới diệu kỳ, những ký ức đẹp; còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tư duy. Tăng được mối quan hệ, tình cảmcủa bạn với trẻ. Hãy tạo thói quen đọc sách cho con hàng ngày, mỗi khi bạn rảnh rỗi.
🐥Diễn tả thành lời những trải nghiệm mới
Những chuyến đi tới công viên, về thăm quê hay các trò chơi mới đều là những hoạt động thú vị, mang lại cho trẻ cơ hội trải nghiệm mới. Hãy dùng các từ mới để tả cho trẻ nghe về những trải nghiệm này. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cho trẻ cơ hội nói về những gì trẻ nhìn thấy và cảm nhận: chú khỉ thật nghịch ngợm, con bướm thật xinh đẹp,...
🎶Hát cho bé nghe
Hát là một hoạt động vô cùng bổ ích và thú vị. Âm nhạc giúp cho não trẻ tiếp thu nhanh hơn và mang lại tinh thần vô cùng thoải mái, tích cực. Hát cho con nghe các bài hát thiếu nhi là cách rất tốt giúp trẻ ghi nhớ từ mới, dạy trẻ cách phát âm đúng các từ chỉ màu sắc, tên các con thú và nhiều khái niệm đơn giản khác.
👩⚕️Tìm kiếm sự hỗ trợ của chuyên gia
Nếu tiếp tục nhận thấy trẻ tiến bộ rất ít trong vòng vài tháng thì nên tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý hoặc các bác sĩ có chuyên môn để kịp thời hỗ trợ trẻ.
Mùa hè là thời điểm thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus...phát triển. Trẻ em trở thành đối tượng dễ mắc bệnh do sức đề kháng còn yếu kém. Chính vì vậy, phụ huynh cần lưu ý đến các bệnh thường gặp vào mùa hè để có biện pháp phòng tránh và xử trí an toàn. Sau đây là một số bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè.
1. Bệnh tiêu chảy: Tiêu chảy là bệnh đường tiêu hóa thường gặp nhất. Mùa hè là mùa dễ bùng phát và mắc bệnh tiêu chảy là do thời tiết nắng nóng, thức ăn dễ bị ôi thiu, môi trường ô nhiễm làm phát tán mầm bệnh tiêu chảy, trẻ hay khát nước nên dễ uống những loại nước giải khát không đảm bảo vệ sinh.
2. Nhiễm siêu vi: mùa nắng nóng cũng là thời điểm làm cho trẻ dễ bị nhiễm siêu vi khiến trẻ bị sốt, phát ban, quấy khóc, nôn ói, ăn uống khó khăn… Trẻ thường sốt cao, đau mỏi người, đau đầu, có thể có triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như: hắt hơi, sổ mũi, ho (thường có ít đờm trắng trong không có màu vàng, xanh). Hiện có hơn 200 chủng siêu vi được phân lập, tuy nhiên hầu hết đều là siêu vi thông thường ít có hại cho trẻ, bệnh có thể tự khỏi trong 5-7 ngày nếu được theo dõi và chăm sóc tốt. Một số siêu vi nguy hiểm có thể gây hại cho trẻ, chúng ta cần phải chú ý để có cách phòng ngừa chủ động bằng các loại vắc-xin sẵn có như siêu vi cúm, siêu vi sởi, siêu vi gây bệnh thuỷ đậu, bệnh quai bị, bệnh sốt phát ban rubella…
3. Viêm não Nhật Bản B: Đây là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh gây dịch về mùa hè do một loại Arbovirus nhóm B gây nên. Virus gây bệnh được muỗi truyền từ súc vật sang người. Bệnh viêm não nếu không phát hiện và điều trị kịp thời để lại di chứng thần kinh nặng nề hoặc tử vong. Các biểu hiện thường gặp là: sốt cao, đau đầu, nôn. Có trẻ chậm chạp, không hoạt động, co giật rồi đi vào hôn mê. Khi trẻ có những biểu hiện trên, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong và di chứng sau này.
4. Bệnh tay chân miệng : Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em, dễ lây lan thành dịch làm nhiều người mắc. Sau thời gian ủ bệnh từ 3 - 7 ngày, trẻ bắt đầu bị sốt nhẹ, mỏi mệt, kém ăn, đau họng… sau đó xuất hiện những nốt ban màu hồng có đường kính khoảng 2mm, ở trong miệng và trên da lòng bàn tay, gan bàn chân, đôi khi cũng thấy ở mông và cẳng chân. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời bệnh rất dễ biến chứng thành viêm não dẫn đến tử vong ở trẻ. Vì vậy, khi thấy trẻ có những dấu hiệu trên cần phải cách ly trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị hợp lý.
5. Ngộ độc thực phẩm: Trong thời tiết nắng nóng nếu thức ăn không được bảo quản kỹ và việc chế biến không đảm bảo quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ là nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn ở trẻ em, nhất là trong môi trường học đường. Triệu chứng chính của ngộ độc thức ăn là tiêu chảy, đi kèm với nôn ói. Tình trạng nôn ói có thể kéo dài khoảng 1 ngày, trong khi tiêu chảy thường kéo dài lâu hơn, thậm chí là 1 tuần hoặc nhiều hơn. Ngoài ra, trẻ còn có thể gặp phải các triệu chứng sau: Sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau bụng…
6. Các bệnh khác: Mùa hè thời tiết oi bức, nhiệt độ môi trường tăng cao làm trẻ em thường bị chứng rôm sảy gây ngứa ngáy rất khó chịu; mụn nhọt áp xe trên da... hoặc trẻ có thể bị say nắng nếu chơi ở ngoài trời nắng quá lâu, vì cơ thể trẻ bị mất nước và muối khoáng quá nhiều qua sự bài tiết mồ hôi trên da, qua hơi thở.
Biện pháp phòng ngừa
Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt: Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi có thể loại bỏ được những tác nhân nguy hiểm từ chính đôi bàn tay của trẻ.
Ăn uống hợp vệ sinh: đảm bảo vệ sinh ăn uống, thực phẩm an toàn sạch sẽ, nấu chín, bú sữa mẹ và ăn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, phòng suy dinh dưỡng,việc chế biến và bảo quản đồ ăn, thức ăn phải tuân thủ chặt chẽ quy định an toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ Y tế, nhằm loại trừ tối đa các tác nhân gây bệnh ở đường tiêu hoá có thể gây hại cho sức khoẻ của trẻ.
Tăng cường lượng dịch uống: để bồi hoàn lượng nước cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là những loại nước uông giàu khoáng chất và nhiều vitamin như các loại nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước sôi nguội… giúp cơ thể trẻ luôn mát mẻ và tăng cường sức khoẻ để chống chọi với bệnh tật.
Tiêm ngừa đầy đủ: tất cả những loại bệnh lý nguy hiểm phù hợp với lứa tuổi của trẻ bằng các loại vắc-xin sẵn có, giúp trẻ được bảo vệ tốt nhất trong suốt mùa nắng nóng này. Hiện đã có các vắc xin cho HIB, phế cầu, não mô cầu , viêm não nhật bản B và một số tác nhân virus khác