Tập trung kiểm soát cảm xúc của bản thân
Điều này thật sự khó thực hiện với những bậc phụ huynh không có sự kiên nhẫn và không giữ được bình tĩnh mỗi khi trông thấy con có nhiều cảm xúc lộn xộn và không rõ ràng.
Các bậc phụ huynh cần tìm cách giải quyết cơn nóng giận, sự mất bình tĩnh của mình trước khi yêu cầu con cái bình tĩnh. Việc tạo cho con không gian an toàn giúp con kiềm chế được những cảm xúc thiếu suy nghĩ của bản thân.
Ví dụ, Nhiều người cảm thấy khó chịu khi thấy con cái loay hoay với bài tập về nhà nhưng chúng ta cần phải luyện tập để học cách quản lý những cảm xúc khó chịu này.
Hãy để con khóc
Khi trẻ con khóc, các bậc phụ huynh không nên yêu cầu hay ép buộc con phải nín ngay lập tức. Việc này đôi khi lại khiến trẻ khóc nhiều hơn. Việc yêu cầu con nín khóc cũng khiến trẻ thiếu tự tin và cảm thấy lo lắng.
Cha mẹ cần để con hiểu được nỗi đau mà con chịu đựng, nỗi đau này sẽ tác động đến việc hình thành sự trưởng thành cho cảm xúc của con. Khóc chẳng phải là điều gì xấu hổ cả. Việc trẻ con khóc vì xúc động, đồng cảm… cho thấy đứa trẻ là một người sống tình cảm.
Dạy con quản lý cảm xúc bản thân mỗi ngày
Khi con mắc lỗi, chúng ta thường rất bực tức. Đôi khi, chúng ta thậm chí đổ lỗi cho người khác hoặc các yếu tố khác, thay vì giúp con cái chúng ta gánh vác trách nhiệm.
Nhưng nếu chúng ta ngồi xuống và trò chuyện để giúp con hiểu được những yếu tố gây ra cảm xúc đó và cách quản lý cảm xúc, thì đứa trẻ sẽ phát triển trí tuệ cảm xúc rất tốt. Trẻ sẽ tự kết nối được những cảm xúc và suy nghĩ bên trong với biểu hiện bên ngoài.