8 CÁCH DẠY TRẺ CÁCH ỨNG XỬ ĐÚNG MỰC NGÀY TẾT
Những ngày Tết không chỉ là dịp để cho bé cùng gia đình bạn bè vui chơi, nghỉ ngơi mà còn là dịp tốt để cho bố mẹ dạy con cách cư xử đúng mực.
1. Dạy con về ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán
Với con trẻ, Tết đơn giản chỉ là khoảng thời gian vui chơi, nhận quà và nhận lì xì từ ông bà, cha mẹ. Vì vậy, bố mẹ nên tranh thủ nói cho con biết Tết là một lễ truyền thống lớn của dân tộc Việt Nam để trẻ thêm yêu quý và trân trọng hơn những giá trị văn hoá dân tộc mình.
Đây là dịp để gia đình đoàn tụ, quân quần bên nhau chung vui niềm vui chào đón năm mới. Đặc biệt, cũng trong dịp Tết, trẻ sẽ được cùng bố mẹ đi đến thăm hỏi và chúc Tết ông – bà, họ hàng ở xa… để mọi người gắn kết tình cảm với nhau bền chặt hơn. Đó chính là những ý nghĩa thiêng liêng và quý báu của Tết cổ truyền Việt Nam. Khi trẻ hiểu rõ về ngày Tết Nguyên Đán.
2. Dạy trẻ tri ân tổ tiên, ông bà, bố mẹ
Tết đến cũng là dịp để bố mẹ dạy cho bé cách bày tỏ lòng tri ân đến những người vô cùng đặc biệt đối với bé. Bố mẹ hãy là tấm gương cho bé về những hành động ứng xử với người lớn tuổi trong những ngày Tết.
Từ đó nhằm giúp trẻ cảm nhận được tự nhiên về tình cảm và sự tri ân những người mình đã mang ơn. Từ đó, trẻ sẽ thêm yêu thương, trân trọng những giá trị mình đang được hưởng. Nhằm để thể hiện lòng tri ân sâu sắc đến tổ tiên, ông – bà, bố mẹ, …
3. Dạy trẻ chúc Tết mọi người
Hầu hết những trẻ nhỏ không hiểu và biết cách chúc Tết sao cho đúng chuẩn mực. Bố mẹ hãy hướng dẫn con thao tác và các câu chúc Tết từ từ cho trẻ nắm bắt và hiểu được. Hãy cho con biết những lời chúc đó tuy đơn giản và ngắn gọn nhưng giống như "một món quà yêu thương" trao đến với người nhận được, là sự bày tỏ niềm mong ước và cầu mong một năm mới an vui và hạnh phúc đến với tất cả mọi người.
Trước khi đến nhà ai đó, bạn có thể soạn sẵn ra giấy lời chúc cho con. Rồi cho con tập nói trước khi bắt đầu đi. Với ông bà thì chúc "khỏe mạnh, sống lâu trăm tuổi". Một số câu chúc như: "Năm mới, con chúc ông/bà thật mạnh khỏe, vui tươi và hạnh phúc ạ!", "Năm mới, con chúc ông bà sức khỏe dồi dào, sống lâu trăm tuổi ạ!" Với người lớn thì chúc "sức khỏe dồi dào, làm ăn phát tài", với anh/chị thì chúc "hạnh phúc, may mắn!".
4. Dạy trẻ biết giữ im lặng khi cha mẹ đang tiếp khách
Khi trẻ ở lứa tuổi mầm non, bé đã biết ngồi ngoan trong khi cha mẹ đang trò chuyện. Khi muốn nói gì, bé sẽ ra dấu hoặc nói nhỏ với mẹ mà không phải cắt lời ngang. Tuy nhiên, với nhiều bé, nếu như bạn cứ xem như chúng "còn nhỏ mà", không hướng dẫn thì bé sẽ không thể tự làm được. Bởi vì bé không biết được việc cắt ngang lời người lớn hay quấy khóc trong lúc bố mẹ đang nói chuyện là hành vi cư xử không đúng mực.
Bố mẹ nên thỏa thuận một vài ký hiệu với con và hướng dẫn cho bé ra dấu trước khi muốn nói điều gì. Hãy cho con "thực tập" bằng cách tham gia vào bữa cơm của gia đình. Hay những buổi mà bố mẹ đang ngồi nói chuyện. Hãy cho con biết được khi nào thì nên ngoan ngoãn chơi yên lặng, không quấy khóc khi nhà đang có khách. Có thể việc này ban đầu khá khó khăn.
5. Dạy trẻ mỉm cười và nói lời cảm ơn khi được nhận lì xì Tết
Trẻ em rất thích lì xì. Người lớn chúng ta cũng thích nữa mà. Tuy nhiên bố mẹ cần dạy cho trẻ biết ý nghĩa của bao lì xì Tết và một số kỹ năng sống trong ứng xử Tết khi nhận lì xì của mọi người. Dạy con phép lịch sự như: Mỉm cười và biết nói lời cảm ơn khi bất cứ ai lì xì.
Bố mẹ hãy gợi ý cho bé nhớ nếu bé vô tình quên mất để trẻ cảm thấy được bản thân trấn an và cư xử lịch sự hơn.
6. Dạy con không xem ngay bao lì xì khi được nhận
Sẽ rất khó xử khi người lớn vừa lì xì mừng tuổi xong thì bé đã vội vàng… mở bao lì xì ra, lôi tờ tiền ra và ríu rít khoe: "Mẹ ơi, tiền này…". Hoặc thậm chí tệ hơn là: "Trời ơi, sao chỉ có nhiêu đây tiền thôi vậy, ít quá!", "Nhiêu đây không đủ mua siêu nhân/xe đua/đồ chơi" … Đã có nhiều trường hợp oái oăm khiến cho chủ nhà lẫn khách lì xì đều ngượng đỏ mặt với tình huống trớ trêu ấy.
Bố mẹ nên giải thích với bé là phong bao lì xì là để chúc bé may mắn, mau ăn chóng lớn. Con không nên mở ra xem ngay được nhận, cũng không nên đưa ra lời khen chê ít nhiều. Cách tốt nhất là hãy cảm ơn và cất bao lì xì vào túi xong rồi chơi ngoan.
7. Dạy bé cách ứng xử Tết chuẩn mực khi ăn uống
Hầu hết những ngày Tết, chủ nhà thường giữ khách ở lại để dùng cơm với gia đình. Người lớn có thể nhâm nhi vài chén rượu, vài ly bia vui xuân. Nhưng trẻ em thì lại khác. Chúng vốn dĩ phản xạ theo tự nhiên, một khi đã ăn no rồi, trẻ sẽ nhất quyết từ chối ở lại hoặc quậy phá trong bữa cơm.
Cách giải quyết tốt nhất cho tình huống "muối mặt" này chính là hãy chủ động mang theo trò chơi cho bé chơi. Đối với đứa trẻ ăn ngậm, chậm hoặc lười ăn, bạn có thể cho con ăn một ít, để về nhà ăn tiếp. Hàng ngày hãy hướng dẫn bé tuân theo những quy tắc của nhà người khác, không quậy phá, nghịch ngợm, không đạp lên tường và đồ đạc, không chạy nhảy trong nhà, làm ảnh hưởng tới mọi người xung quanh, không chạm vào các vật dễ vỡ.
8. Kể cho bé nghe ý nghĩa của các món ăn truyền thống Tết
Vào mỗi dịp Tết, hầu hết các gia đình Việt Nam đều không thể thiếu những món ăn truyền thống. Như là bánh chưng, bánh tét, thịt gà, canh măng, thịt nấu đông, dưa hành, củ kiệu, …
Bố mẹ hãy giải thích cho bé hiểu rằng những món ăn ngày Tết mang nhiều ý nghĩa về mong ước cho một năm mới an lành, thịnh vượng. Người lớn cũng có thể sử dụng những câu chuyện xưa về "Sự tích bánh chưng, bánh dày". Nhằm dạy cho trẻ trân trọng những người nông dân đã vất vả dầm mưa, dãi nắng để tạo nên những hạt gạo trắng tinh khôi mà chúng ta ăn hằng ngày.
Chúc các bé học được nhiều điều tốt để cùng bố mẹ đi thăm ông bà, cùng cả nhà vui Xuân thật hạnh phúc nhé!
# Sưu tầm