Chắc hẳn ba mẹ đã từng nghe đến “khủng hoảng tuổi lên ba”. Để qua được giai đoạn này, ba mẹ nên lưu ý những gì để có thể đồng hành phát triển cùng con?
Ở giai đoạn mầm non từ 2-6 tuổi, trẻ rất khó để tập trung lâu hơn 5 phút và rất dễ chán. Hãy tạo điều kiện cho trẻ vừa chơi vừa học, đừng áp đặt bé bất cứ việc gì nhất là trong việc học hành. Mẹ hãy là người bạn để học và chơi cùng con. Mẹ cần tìm cách để thay đổi các hoạt động hỗ trợ học tập liên tục, để tránh gây nhàm chán cho trẻ. Đồng thời, hãy hạn chế sự tiếp xúc của bé với tivi và máy tính vì điều này là nguyên chính khiến trẻ hình thành nên tính các ít nói, thụ động và tự kỷ.
Cho bé đi lại và vận động tự do, thoải mái khám phá môi trường xung quanh hay cơ hội được đi chơi ở những nơi mới mẻ. Việc di chuyển sẽ là cơ hội tốt để các bé có thể mở rộng khả năng học hỏi và tiếp thu thông tin từ nhiều phía, cũng là cách giúp trẻ thêm yêu thế giới, mở rộng tư duy và khả năng sáng tạo của mình.
Tôn trọng quyền lựa chọn của con vì đây là cách hữu hiệu nhất để bé luôn nghe lời mẹ. Nhưng cho phép cũng chỉ trong phạm vi điều đúng đắn và con có thể thực hiện được thôi nhé. Hãy cho con lựa chọn vì điều này có ích cho sự phát triển tính tự chủ, độc lập của trẻ sau này.
Dạy cho bé 3 tuổi khả năng tự lập, làm những gì mình thích cho bản thân mình. Ví dụ cho bé lựa chọn những bộ đồ mình yêu thích, cho bé tự ăn, cho bé tự vẽ những hình mà mình thích…
Hãy dạy bé cách giao tiếp từ ngữ điệu tới thái độ phù hợp, rõ ràng. Giúp bé tăng vốn từ vựng bằng cách kể tên các độ vật xung quanh, các màu sắc, các hoạt động hàng ngày… kể cho con nghe những điều thú vị trong cuộc sống, những câu chuyện vui, hài hước.
Muốn bé nhanh tiếp thu, hãy làm mẫu cho bé bắt chước. Nếu bé nói sai hãy nói lại cho bé nói như thế nào thì đúng, bé chưa biết làm những việc mới đừng ngần ngại mà hãy làm mẫu cho con làm theo nhé.