1/ Ngừng nhắc về những sai lầm của con trong quá khứ
Những chuyện đã xảy ra ở quá khứ, không thể nào thay đổi chúng được. Vì thế, các bậc phụ huynh không nên nhắc về những sai lầm của trẻ ở quá khứ.
Việc nhắc về những chuyện này liên tục khiến con rơi vào trạng thái tồi tệ.
Hãy hỏi con những câu hỏi mang tính gợi mở, chẳng hạn như: “Bố mẹ có thể làm gì để giúp con cảm thấy tốt hơn?” hoặc “Con cảm thấy ngày hôm nay thế nào?”. Điều này có thể giúp trẻ quen với việc suy nghĩ về cách sửa chữa sai lầm của mình ở tương lai.
2/ Cùng con giải quyết vấn đề
Các bậc phụ huynh cần phải thật sự kiên nhẫn để giúp con khắc phục lỗi lầm của bản thân mình. Việc đưa ra nhiều gợi ý, hướng giải quyết giúp con mở rộng tư duy, tự lựa chọn được điều sẽ phải làm…
Sau khi con đã áp dụng được hướng giải quyết thì hãy động viên con rằng con đã làm tốt, biết sửa chữa lỗi lầm… để con rèn luyện khả năng tự giải quyết vấn đề cho bản thân.
3/ Ngừng so sánh con với bạn bè
Phụ huynh thường có thói quen so sánh con mình với “con nhà người ta”. Điều này tưởng chừng là bình thường nhưng lại khiến các con suy nghĩ nhiều và dễ bị tổn thương.
Trẻ con mắc sai lầm là điều rất bình thường, những lỗi lầm nhỏ có thể khuyên nhủ con từ từ. So sánh khiến con cảm thấy tự ti hơn hoặc chúng sẽ sinh ra lòng đố kỵ, ghen ghét bạn bè.
4/ Lắng nghe con trước khi kết luận
Hãy để con giải thích vì sao con lại làm như vậy? Mục đích là tốt hay xấu? Tránh để trường hợp hiểu lầm con và vội vàng đưa ra kết luận. Con sẽ bị tổn thương.
Hãy lắng nghe con giải thích những gì đã xảy ra. Bên cạnh đó, lắng nghe cần phải đi đôi với thấu hiểu và cho lời khuyên.
5/ Không giáo dục con bằng lời lẽ quát mắng, dọa nạt
La hét khiến trẻ cảm thấy sợ hãi và bất an, có thể dẫn đến hành vi không tốt. Ngoài ra, một đứa trẻ bị xúc phạm lâu ngày có nguy cơ ảnh hưởng đến tâm lý, thậm chí sẽ hình thành nhân cách xấu.
Mặt khác, bình tĩnh dạy bảo sẽ mang lại cảm giác yên tâm, để con bạn cảm thấy được yêu thương và chấp nhận, ngay cả khi chúng cư xử thiếu chuẩn mực.
6/ Không quát mắng con ở nơi công cộng
Việc la mắng con ở nơi công cộng có thể khiến con cảm thấy xấu hổ. Điều này dễ dẫn đến sự lúng túng trong xã hội khi trẻ lớn hơn. Tệ hơn, con trẻ sẽ oán giận và có hành động tiêu cực với cha mẹ.