Bổ sung các bài tập cho trẻ chậm nói có tác dụng tăng cường sức mạnh và độ linh hoạt của môi – hàm – lưỡi vào chương trình trị liệu là một cách tuyệt vời để giúp trẻ cải thiện khả năng phát âm.
Trẻ chậm nói đôi khi gặp khó khăn trong việc phát âm do môi – hàm – lưỡi hoạt động kém. Vì vậy, mặc dù các bài tập vận động miệng đơn thuần không có hiệu quả trong việc cải thiện chứng chậm nói ở trẻ. Nhưng liệu pháp này có thể giúp con điều hòa lại các cảm giác quanh vùng miệng, giúp giảm hành vi, tăng sự nhạy bén trong cử động môi miệng; qua đó giúp trẻ phát âm chính xác hơn. Bài tập vận động môi miệng rất tốt đối với trẻ bị chậm nói do gặp vấn đề ở cơ quan phát âm.
Bài tập cho trẻ chậm nói: Phù hợp với trẻ 2 – 5 tuổi
Với trẻ 2 – 5 tuổi, phụ huynh có thể cho con thực hành các bài tập đơn giản như bập môi, chu môi, há miệng thật to,…
Bặm môi đơn giản cũng có thể mang đến lợi ích cho trẻ
Trong độ tuổi này, các con rất thích chạy nhảy, chơi đùa; do đó, để con có hứng thú luyện tập, cha mẹ nên biến các bài tập cho trẻ chậm nói thành những hoạt động thú vị. Thay vì yêu cầu trẻ: “con hãy chu môi đi”, cha mẹ có thể cùng con chơi trò chơi: thổi nến sinh nhật, thổi bong bóng, in dấu môi son trên giấy,…
Bên cạnh đó, cha mẹ không nên để trẻ tự luyện tập một mình mà nên chơi cùng con. Sự vui vẻ, hạnh phúc khi có cha mẹ kề bên sẽ khiến trẻ có thêm hứng thú để hoàn thành mọi thử thách.
Bài tập cho trẻ chậm nói: Phù hợp với trẻ 5 tuổi trở lên
Từ 5 tuổi trở lên, khả năng vận động môi miệng của trẻ đã được cải thiện. Đồng thời, con cũng đã có thể nghe hiểu và bắt chước tốt hơn. Vì thế, bên cạnh những bài tập vận động môi miệng đơn giản, cha mẹ có thể cùng con tập luyện các bài tập phức tạp hơn được giới thiệu dưới đây.
Những bài tập vận động môi miệng này không tốn thời gian. Vì vậy, cha mẹ có thể cùng con luyện tập ngay tại nhà vào bất cứ thời điểm nào rảnh rỗi để bổ trợ cho chương trình trị liệu.
Bài tập cho trẻ chậm nói: Chu môi
- Bước 1: Chu môi trong 5 giây.
- Bước 2: Giữ nguyên tư thế chu môi, di chuyển môi sang trái, sau đó di chuyển môi sang phải. Lặp lại bước 2 10 lần.
Bài tập cho trẻ chậm nói: Nụ cười
- Bước 1: Cười lộ răng và nướu, 2 hàm trên dưới cắn khít vào với nhau, không nheo mắt. Giữ trong 5 giây.
- Bước 2: Thả lỏng toàn bộ cơ mặt.
Lặp lại động tác này 10 lần.
Bài tập cho trẻ chậm nói: Đẩy hơi trong miệng
- Bước 1: Hít sâu và phồng má. Giữ không khí trong má trong vòng 5 giây bằng cách mím chặt môi.
- Bước 2: Đẩy toàn bộ không khí trong miệng sang má trái, giữ trong vòng 5 giây. Sau đó chuyển toàn bộ không khí sang má phải, giữ trong vòng 5 giây. Lặp lại bước 2 10 lần.
Bài tập cho trẻ chậm nói: Bĩu môi
- Bước 1: Bĩu môi trong vòng 5 – 10 giây.
- Bước 2: Ngẩng đầu lên trong khi vẫn bĩu môi, giữ tư thế trong vòng 10 giây.
Bài tập cho trẻ chậm nói: Căng lưỡi
- Bước 1: Há miệng thật to, lè lưỡi dài nhất có thể trong vòng 5 giây.
- Bước 2: Di chuyển lưỡi sang bên phải. Kéo căng lưỡi hết mức có thể trong 5 giây.
- Bước 3: Di chuyển lưỡi sang bên trái. Kéo căng lưỡi hết mức có thể trong 5 giây.
- Bước 4: Di chuyển lưỡi về vị trí chính giữa, đẩy lưỡi xuống dưới (cố gắng chạm cằm), giữ trong vòng 5 giây.
- Bước 5: Di chuyển lưỡi lên trên, cố gắng chạm mũi, giữ trong vòng 5 giây.
Bài tập cho trẻ chậm nói: Di chuyển hàm
- Bước 1: Mở miệng càng rộng càng tốt.
- Bước 2: Từ từ di chuyển hàm dưới phải. Sau đó di chuyển hàm từ phải qua trái, từ trái qua phải 10 lần sao cho càng nhanh càng tốt.
- Bước 3: Chuyển về tư thế mở miệng ở bước 1. Sau đó từ từ di chuyển hàm lên xuống càng nhanh càng tốt (mở miệng và đóng miệng nhưng hai hàm răng không chạm vào nhau).
Những bài tập cho trẻ chậm nói trên đây rất đơn giản, thời gian tập luyện cho mỗi bài chỉ khoảng 1 – 2 phút. Đồng thời, các bài tập có thể tập riêng lẻ, không cần một lần tập đủ cả 6 bài. Vì thế, cha mẹ đừng ngại cùng con tập luyện nhé. Hành động nhỏ của cha mẹ trong hôm nay sẽ góp phần giúp con giao tiếp tốt hơn trong tương lai!