1/ Gây hứng thú cho con
Điều đầu tiên, trẻ con cần được khơi gợi hứng thú thì mới chịu tập trung vào một hoạt động nào đó. Hãy gây hứng thú cho trẻ bằng cách cho con tự lựa chọn thiết kế, tô màu thời gian biểu của mình.
Đối với một số công việc nhỏ như: thay áo quần, chủ động thức dậy… hãy đặt thời gian cho con và tạo cảm giác con đang thi đua với thời gian, với anh/chị/em của mình để được nhận lời khen.
2/ Rèn luyện thói quen quản lý thời gian khi con còn trong độ tuổi mẫu giáo
Kỹ năng quản lý thời gian có thể được áp dụng cho trẻ trong độ tuổi mẫu giáo. “Dạy con từ thuở còn thơ”, đừng để trẻ lớn hơn mới dạy chúng về cách quản lý thời gian. Trẻ mẫu giáo có thể được dạy cách quản lý thời gian thông qua những công việc nhỏ như: thay đồ, cất dọn đồ chơi…
Nếu cha mẹ không chú ý dạy con kỹ năng này, rất có thể khi con lớn hơn, con sẽ có thói quen lề mề, trễ giờ… và điều này sẽ gây bất lợi cho con.
3/ Khen thưởng cho con
Mỗi khi con hoàn thành một công việc nào đó trong thời gian được đặt ra, cha mẹ hay khen thưởng cho con. Trẻ con rất thích được khen thưởng, dù đó chỉ là một lời khen.
Những lời khen nhỏ sẽ khiến con thích thú và duy trì thói quen hoàn tất công việc đúng giờ.
4/ Hướng dẫn con cách đo thời gian
Các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể hướng dẫn con cách đo thời gian, giúp con phân biệt 5 phút, 15 phút, dạy con cách xem đồng hồ. Từ đó, con sẽ để ý hơn đồng hồ xung quanh mình, duy trì được thói quen đúng giờ.
5/ Dạy con ưu tiên việc quan trọng
Cha mẹ có thể dạy trẻ cách ưu tiên các việc quan trọng trong ngày để thực hiện trước. Đến một lúc nào đó, con có 2 – 3 công việc để thực hiện trong cùng một thời gian. Hãy giúp con phân loại mức độ ưu tiên công việc, thực hiện từng việc một cho đến khi hoàn thành tất cả.