Độ tuổi nào thích hợp nhất để trẻ đi học mẫu giáo? Đây là băn khoăn của rất nhiều bậc cha mẹ. Trong đó, không ít cha mẹ buộc phải gửi con từ 6 tháng tuổi để đi làm trở lại, một số khác có thể 2 tuổi, và nếu cha mẹ nhiều thời gian hơn thì gửi con từ 3 tuổi trở đi.
Nhìn chung, việc cho trẻ đi học mẫu giáo phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh và thời gian mà cha mẹ có được. Tuy nhiên, nếu có thể, các chuyên gia khuyên rằng, thời điểm cho trẻ đi học tốt nhất là sau 3 tuổi.
Ở độ tuổi quá nhỏ, dưới 2 tuổi, trẻ đi học mẫu giáo có thể gặp nhiều rủi ro trong môi trường học tập mới như bị bạo hành, ép ăn, tắm rửa không vệ sinh. Độ tuổi này trẻ cũng chưa nói thành thạo, chưa tự ăn tốt và quan trọng là trẻ chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm từ phía giáo viên (nếu đó là giáo viên không có tâm huyết). Tuy nhiên, ở mức độ 2 tuổi, vẫn có thể chấp nhận cho trẻ đi học mẫu giáo vì điều kiện gia đình, nhưng rất hạn chế.
Độ tuổi lý tưởng nhất là 3 - 4 tuổi, trẻ đã có thể tự ăn, vệ sinh cá nhân, tự chơi và nói khá tốt. Ngoài ra, trẻ cũng ý thức được môi trường mới, bạn mới, thầy cô mới. Quan trọng hơn cả, nếu cha mẹ muốn biết tình hình trường học thế nào, trẻ sẽ là "điệp viên" cho bạn.Ngoài ra, độ tuổi này cũng dễ học tập và hoàn thiện kỹ năng sống khá tốt trong môi trường mẫu giáo.
2. Tiêu chí chọn trường mẫu giáo
Cha mẹ cần xem lại mục đích cho con đi học mẫu giáo là gì? Đơn giản là nơi để gửi con (cha mẹ quá bận không có thời gian chăm trẻ) hay là nơi để con có thể phát triển não bộ và kỹ năng giao tiếp của trẻ?
Nếu bạn chọn vế thứ hai thì đừng quên 2 tiêu chí quan trọng dành cho trường mẫu giáo mà con bạn sẽ học:
- Đây là nơi con có thể vui chơi và hoạt động xã hội, giao tiếp để phát triển kỹ năng hơn là học chữ và viết. Theo các chuyên gia, học chữ và viết chỉ nên dành cho trẻ tiểu học hoặc chỉ là môn phụ trong trường mẫu giáo. Nhiệm vụ chính của trẻ là được vui chơi, được thỏa sức sáng tạo.
- Nhà trẻ ít sử dụng các thiết bị điện tử trong giảng dạy là tốt nhất. Vì việc tiếp xúc quá nhiều với TV, video, game đều không tốt cho mắt cũng như nhận thức, trải nghiệm của trẻ. Các bài học giảng dạy bằng phương pháp thủ công sẽ giúp thầy trò gần gũi và phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ hơn.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, việc cho trẻ tiếp xúc 1.5 giờ với các thiết bị điện tử (dù mục đích là giảng dạy cho trẻ) cũng khiến trẻ giảm khả năng đọc hiểu, tư duy khi trẻ bước vào lớp 1.
3. Dấu hiệu trẻ sẵn sàng đi học mẫu giáo
Nếu cha mẹ muốn cho trẻ đi học và hợp tác tốt nhất với môi trường học tập mới thì đừng quên nhận biết đúng dấu hiệu con muốn đi học. Nếu trẻ vẫn còn những dấu hiệu sau thì cha mẹ hãy cân nhắc việc cho trẻ đi học:
- Trẻ chỉ thích bám vào mẹ, ít hoạt động, vui chơi cùng trẻ khác.
- Trẻ chưa nói thành thạo, chưa biết kêu mẹ, chưa tự đi vệ sinh, chưa biết đi giày, mặc đồ và chưa tự ăn.