1. Cho con được tự lập
Tốt nhất là nên đừng làm mọi thứ cho con. Phải để con học cách tự mặc quần áo, buộc dây giày và chuẩn bị sách vở để đi học. Tất nhiên mẹ làm điều đó sẽ nhanh hơn nhưng mẹ nên kiên nhẫn và chờ đợi con tự làm. Mẹ đừng giúp đỡ và để con biết rằng con nên tự dựa vào chính bản thân mình.
2. Cho con một cơ hội lựa chọn
Hãy cho bé cơ hội được lựa chọn. Cha mẹ không nên lựa chọn quần áo, đồ chơi và sở thích cho bé hoặc quyết định những gì chúng thích hoặc không thích. Mẹ có thể giúp đỡ với lời khuyên và thảo luận với con về sự lựa chọn. Tuyệt đối đừng nghĩ rằng mình biết rõ hơn con khi nói đến những điều bé muốn. Các bé biết hết, mẹ chỉ cần cho bé được tự lựa chọn cơ hội để tìm những thứ mình thích.
3. Để con đi một mình
Không cần phải đi theo con khắp mọi nơi. Khi con trưởng thành, hãy để con tự đi đến trường một mình hoặc tự đi xe buýt của trường. Tất nhiên, nếu có mẹ đi cùng bé sẽ cảm thấy bình tĩnh, tự tin hơn và mẹ sẽ chắc chắn được sự an toàn của bé. Nhưng đến độ tuổi thích hợp, bé cần biết được các quy tắc an toàn và hiểu được cách cư xử khi đi đến nơi công cộng. Ngoài ra, hãy để trẻ được đi cùng với bạn bè để giao lưu và trao đổi về các bài tập về nhà sẽ thích hợp hơn.
4. Dạy con kiếm soát bản thân
Con có thể khóc, cười, thậm chí nghịch ngỗ điên cuồng nhưng thật tuyệt vời nếu trong cơn thịnh nộ, bé được mẹ dạy cách kiểm soát cảm xúc của chính bản thân mình. Đứa trẻ cần phải nhạy cảm với những gì đang xảy ra.
5. Hãy để trẻ tự giác
Trẻ nên học cách kỷ luật bản thân và làm những điều cần thiết ngay cả khi chúng không liên quan đến các trò chơi. Tự giác đánh răng trước khi ngủ, cất đồ chơi và làm bài tập về nhà đều là một phần không thể thiếu trong thói quen hàng ngày. Cha mẹ đừng kiểm soát những điều bé làm mà hãy để trẻ tự giác làm công việc của mình.
6. Hãy để trẻ tự trả lời
Đừng bao giờ chê trách đứa con của mình không biết giao tiếp với người khác khi cha mẹ chưa bao giờ cho bé cơ hội để nói. Khi có ai đó hỏi trẻ, hãy để bé học cách tự trả lời các câu hỏi và phát triển một phản ứng tự phát. Nếu không, bé sẽ trở nên nhút nhát và rụt rè trước mọi người.
7. Hãy giải thích nguyên nhân và kết quả cho bé
Nếu bạn nói rằng con đã sai thì hãy chỉ ra cho bé vì sao sai và sai như thế nào. Từ đó rút ra kinh nghiệm. Trẻ nên được hiểu rằng hành động của bé có thể dẫn đến những kết quả nhất định. Cố gắng giữ bình tĩnh khi giải thích cho con.
8. Hãy để cho con được mắc lỗi
Đừng bao giờ hỗ trợ con hết mức. Tất nhiên, những việc gây nguy hiểm sẽ không được nhắc đến ở đây nhưng hãy cho phép trẻ học hỏi từ những sai lầm của mình để có thể rút ra được những kinh nghiệm cá nhân, nó rất hữu ích cho tương lai. Hãy nhớ rằng sai lầm, những lần vấp ngã hay thất vọng đều là một phần của cuộc sống.
9. Giúp con hình thành những ý kiến riêng của mình
Hãy cho con được tự do bày tỏ quan điểm, ý kiến của cá nhân sẽ giúp trẻ không chịu khuất phục trước những trò đùa từ bạn bè. Trong tương lai, bé sẽ tránh được việc rơi vào cạm nẫy của người khác.
10. Đừng đối xử với con như lúc con còn bé
Khi con được 3 tuổi, hãy cho bé tập làm quen với một số công việc, nhiệm vụ của mình. Đó có thể là dọn dẹp nhà hay sắp xếp đồ chơi cùng mẹ. Điều này góp phần rất lớn cho sự phát triển thể chất và tư duy của bé. Điều này cũng có thể dạy cho bé biết giúp đỡ người khác và tôn trọng công việc của người khác.