Các nhà khoa học tại Singapore rút ra kết luận này sau khi thí nghiệm đưa virus SARS-CoV-2 vào bề mặt cá hồi, thịt gà và thịt heo đông lạnh, tiếp đến bảo quản chúng trong khoảng nhiệt độ từ 4 độ C (như nhiệt độ làm lạnh bình thường) và -20 độ C (nhiệt độ đông lạnh tiêu chuẩn). 21 ngày sau, họ phát hiện virus SARS-CoV-2 vẫn tồn tại trên các mẫu thực phẩm trên.
Đây có thể là lời giải cho hiện tượng dịch bệnh bùng phát lần thứ hai ở các quốc gia không ghi nhận ca nhiễm mới trong thời gian dài. Theo ý kiến chuyên gia, thực phẩm đông lạnh mang virus corona vẫn có thể khiến con người bị lây nhiễm, song nguy cơ rất thấp. Việc di chuyển loại hàng hóa này từ nơi có nguồn bệnh đến một quốc gia khác có thể là nguyên nhân khiến đại dịch tiếp tục lan rộng.
"Việt Nam, New Zealand và một số khu vực của Trung Quốc đã ghi nhận đợt bùng phát dịch COVID-19 mới. Đây đều là những quốc gia và vùng lãnh thổ không có ca bệnh mới nào xuất hiện trong vài tháng gần đây. Chúng ta cần lời giải thích cho hiện tượng này", nghiên cứu nêu rõ.
"Thực phẩm đông lạnh và bao bì có dấu vết của SARS-CoV-2 rất có thể là nguồn cơn dẫn đến những làn sóng dịch bệnh mới. Trong trường hợp đó, người xử lý thực phẩm bị nhiễm virus sẽ là một trong những bệnh nhân đầu tiên. Thị trường thực phẩm quốc tế vô cùng rộng lớn, giả thuyết này có thể xảy ra bất cứ lúc nào", nghiên cứu tiếp tục.
Giáo sư James Wood, Trưởng khoa Thú y tại Đại học Cambridge, cho biết: "Các tác giả đặt ra vấn đề rất hợp lý, quan trọng là phải làm sao để khuyến khích công nhân ngưng đi làm khi có triệu chứng hoặc đã tiếp xúc với các ca nhiễm COVID-19". Mới đây, nhà máy chế biến thịt heo Cranswick Country Foods ở Bắc Ireland (Anh) với quy mô 500 công nhân đã phải đóng cửa sau khi nhà chức trách phát hiện 35 người dương tính với COVID-1