1. Thuốc kháng sinh là gì?
Kháng sinh là thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng gây ra do vi khuẩn. Các loại kháng sinh khác nhau thì khả năng tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn là không giống nhau. Vì thế, việc sử dụng kháng sinh cần phải theo chỉ định của Bác sĩ.
Đối với trẻ nhỏ, do hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể chưa hoàn thiện nên dễ mắc các bệnh do vi khuẩn và vi-rút gây ra. Trong đó, các chứng bệnh như cảm cúm, chảy nước mũi, đau họng, ho, viêm xoang, viêm phế quản... thông thường là do ri-rút xâm nhập gây bệnh, cha mẹ dễ nhầm tưởng là trẻ nhiễm khuẩn và tự ý có trẻ uống kháng sinh. Điều này không những không có hiệu quả điều trị mà trẻ có thể chịu tác dụng phụ của thuốc, tăng nguy cơ đề kháng thuốc.
2. Khi nào trẻ cần dùng kháng sinh?
Cha mẹ nên theo dõi sát trẻ khi trẻ có dấu hiệu ốm, nhất là trong trường hợp trẻ có dấu hiệu bất thường hoặc dấu hiệu bệnh không cải thiện, để đưa trẻ thăm khám và sử dụng kháng sinh nếu có chỉ định. Ví dụ:
Khi trẻ bị sốt
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sốt ở trẻ như trẻ đang mọc răng, sốt siêu vi, ... Trong trường hợp trẻ sốt nhưng chơi bình thường, không kèm các dấu hiệu bất thường khác, bạn có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và tiếp tục theo dõi, nếu không cải thiện, bạn nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp
Sau khi tìm ra được căn nguyên gây bệnh, bác sĩ mới đưa ra quyết định có nên cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinhhay không. Trong trường hợp được sử dụng, bạn cần cho trẻ uống theo đúng liều lượng kháng sinh mà bác sĩ đã chỉ định, tránh dùng thiếu hoặc quá liều, làm ảnh hưởng đến độ hiệu quả của thuốc cũng như sức khỏe của trẻ
Trẻ bị viêm họng:
Tình trạng viêm họng ở trẻ nhỏ có thể do các loại vi-rút gây ra. Trong trường hợp này, cho trẻ uống thuốc kháng sinh sẽ không đem lại hiệu quả, thậm chí hại nhiều hơn lợi. Tuy nhiên, các trường hợp trẻ bị viêm họng do khuẩn liên cầu Streptococcus thì bắt buộc phải cho bé dùng kháng sinh.
Trẻ bị viêm họng sẽ xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng cụ thể như sốt, sưng hạch bạch huyết, viêm amidan, ở miệng xuất hiện các chấm đỏ. Nếu thấy bé có bất cứ biểu hiện nào của bệnh viêm họng, bạn nên đưa bé tới cơ sở y tế để được các bác sĩ chuẩn đoán xem liệu yếu tố gây ra bệnh là vi-rút hay vi khuẩn. Từ đó mới đưa ra quyết định nên cho trẻ dùng kháng sinh hay không.
3. Tác dụng phụ của kháng sinh
Khi cho trẻ dùng thuốc kháng sinh có thể gặp phải các tác dụng phụ phổ biến dưới đây:
- Chóng mặt
- Phát ban
- Buồn nôn
- Tiêu chảy
Một số tác dụng phụ nghiêm trọng khác khi dùng kháng sinh bao gồm:
- Tiêu chảy dẫn đến tổn thương đại tràng nghiệm trọng
- Nhiễm trùng Clostridium difficile (C. difficile hoặc C. diff)
- Xảy ra các phản ứng dị ứng nguy hiểm
Cha mẹ khi cho bé sử dụng thuốc kháng sinh cần thận trọng với những loại thuốc sau đây:
- Tetracyclin: không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 8 tuổi. Loại thuốc này có thể làm cản trở sự phát triển xương của trẻ. Ngoài ra, trẻ sơ sinh khi sử dụng Tetracyclin có thể bị căng thóp.
- Cloramphenicol: gây ra hội chứng xanh xám ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ bị sinh non. Hội chứng này khiến cơ thể của trẻ trở nên xanh tái dần, dẫn tới trụy tim và thậm chí là tử vong. Ngoài ra, nó có thể gây ngộ độc tủy hoặc suy tủy nếu sử dụng lâu dài, dẫn tới thiếu máu trầm trọng.
- Streptomycin và Gentamycin: gây ra các hội chứng như Bactrim vàng da, gây điếc hoặc hại thận đối với trẻ sơ sinh.
4. Làm thế nào để tránh lạm dụng thuốc kháng sinh cho trẻ?
Việc lạm dụng kháng sinh và sử dụng không đúng liều lượng kháng sinh mà bác sĩ đã chỉ định sẽ gây ra các tác hại khôn lường cho sức khỏe của trẻ. Sử dụng quá liều kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc, khiến việc loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh trở nên khó khăn hơn. Để ngăn ngừa tình trạng này, cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây để sử dụng thuốc kháng sinh an toàn cho trẻ:
- Tuyệt đối không tùy tiện cho trẻ sử dụng kháng sinh nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
- Cho trẻ uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, bao gồm đúng liều và đúng cách và đúng liệu trình điều trị. Tuyệt đôi không quy đổi liều người lớn sang liều trẻ em và cho dùng theo đơn thuốc của người lớn khi có hiệu bệnh tương tự.
- Không cho trẻ dừng uống kháng sinh giữa chừng khi chưa hết liều nhằm tránh trường hợp bị nhờn thuốc hoặc không đủ liều lượng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Tin bài theo Báo mới