Học thông qua quan sát và tương tác với sự vật, hiện tượng
Ở độ tuổi mầm non, trẻ bắt đầu tò mò về mọi thứ xung quanh. Vì thế, trẻ luôn muốn tìm hiểu và khám phá những điều mới lạ. Trẻ thường đặt câu hỏi về những sự vật, hiện tượng. Đôi khi những câu hỏi “vì sao” của trẻ cũng khiến người lớn phải bối rối vì không biết câu trả lời.
Với trẻ mầm non, các em cần được sờ nắm, nhìn tận mắt, bắt tận tay mới có thể hiểu và cảm thụ tốt. Chương trình học trang bị đa dạng về học cụ, đúng với nội dung học, an toàn và tạo cho trẻ sự hào hứng.
Học thông qua giao tiếp và ứng xử với những người xung quanh
Cũng trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu hình thành những kết nối xã hội nhiều hơn. Nếu như trước đó, trẻ chủ yếu tiếp xúc với ba mẹ và những người thân trong gia đình thì khi bắt đầu đến trường, trẻ sẽ có thêm thầy cô, bạn mới trong môi trường hoàn toàn khác lạ.
Trẻ cũng bắt đầu hình thành những thói quen mới khi bắt đầu đi học ở trường mầm non. Lúc này, việc giáo dục trẻ cần có sự phối hợp của gia đình và nhà trường. Bên cạnh đó, chương trình học cũng cần có những hoạt động tích cực để tạo nên thói quen tốt cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Học thông qua vui chơi
Trẻ mầm non đa phần hoạt động là vui chơi. Lớp học ngồi tại chỗ và đơn thuần sách vở không dành cho trẻ trong độ tuổi này. Trẻ cần vận động, vui chơi, được đóng vai… Với các hoạt động đúng theo tâm sinh lý sẽ giúp các em hấp thụ kỹ năng, kiến thức qua các trò chơi, khiến trẻ thấy yêu và hứng thú với việc học.
Học thông qua nghe – nói
Ở độ tuổi mầm non, trẻ học chủ yếu thông qua hình thức nghe và nói trước khi học kỹ năng đọc – viết ở bậc tiểu học. Đây cũng được xem là giai đoạn vàng để trẻ học tiếng Anh bởi việc học thông qua nghe nói giúp trẻ hình thành phản xạ tự nhiên như cách học của trẻ em bản xứ.