Trò chơi tĩnh giúp phát triển tư duy cho trẻ mầm non giúp các em thích ứng với môi trường xung quanh, qua đó phát triển khả năng tư duy lý luận cũng như trí tưởng tượng tiềm ẩn của trẻ.
Trò chơi tĩnh cho trẻ mầm non là cách rất tốt để giúp trẻ nhanh chóng thích ứng với môi
trường xung quanh, phát triển khả năng tư duy và trí tưởng tượng của mình. Do đó, bên
cạnh những trò chơi vận động thì trò chơi tĩnh sẽ giúp trẻ khám phá bản thân và các mối
quan hệ xung quanh.
Việc chơi đùa này đóng vai trò quan trọng trong những năm tháng đầu tiên của trẻ, vì chơi cũng là một dạng hình thức tự học đầu tiên. Trong đó, giai đoạn mầm non không quá chú trọng về kiến thức mà chủ yếu thông qua trò chơi, trẻ hình thành cách suy nghĩ và ứng xử trong tập thể.
Trò chơi tĩnh là gì, Thế nào là trò chơi tĩnh cho trẻ mầm non?
Trò chơi tĩnh là những trò chơi mà trẻ không vận động mạnh hay sử dụng nhiều thể lực,
thay vào đó trẻ sẽ chơi những trò này tại một chỗ cố định và thường chơi bằng sự khéo léo
hoặc tư duy logic. Nếu như các trò chơi vận động đòi hỏi trẻ phải có sức khỏe, sự nhanh
nhẹn thì những trò chơi tĩnh yêu cầu ở trẻ khả năng tư duy, trí tưởng tượng.
Trò chơi tĩnh giúp trẻ phát triển toàn diện
Việc chơi đùa đóng một vai trò rất quan trọng trong những năm tháng đầu đời của mọi đứa
trẻ, bởi khi trẻ chơi cũng là lúc trẻ học – một dạng thức tự học sơ khai. Bên cạnh những trò
chơi động hay trò chơi tĩnh cho trẻ mầm non cũng sẽ giúp trẻ tự khám phá bản thân, các
mối quan hệ và thế giới xung quanh mình.
Giáo dục mầm non là giáo dục nền tảng, không nặng về cung cấp kiến thức mà chủ yếu là thông qua các trò chơi giúp các bé hình thành cách suy nghĩ, sinh hoạt, cách ứng xử trong tập thể cũng như rèn luyện thể lực và trí lực. Do đó, ngoài những trò chơi vận động, những trò chơi tĩnh cũng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tư duy, kích thích não bộ.
Trò chơi tĩnh kích thích khả năng tư duy của trẻ
Chơi trò chơi sẽ mang đến cho trẻ niềm vui, đó là điều không cần bàn cãi. Tuy nhiên, không
chỉ thế, trò chơi tĩnh còn giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, khơi gợi sự tò mò. Ví dụ
khi chơi trò nặn đất sét, trẻ sẽ đặt ra những câu hỏi trong đầu như: tại sao đất có thể thay
đổi hình dạng được mà gỗ hoặc sắt lại không. Hoặc chơi trò lắp ghép, xếp hình trẻ sẽ nghĩ:
tại sao những miếng gỗ này có thể ghép lại với nhau….
Trò chơi tĩnh cho trẻ mầm non giúp trẻ hình thành gu thẩm mỹ. Chẳng hạn chơi tô màu, chỗ này tô màu xanh, chỗ kia tô màu đỏ, cả bức tranh có đẹp không. Dần dần giúp trẻ có nhận thức rieng màu này kết hợp với màu kia thì đẹp. Màu này kết hợp với màu kia thì xấu. Trò chơi tĩnh cũng giúp trẻ rèn sự khéo léo.
Ví dụ vẽ hoặc chơi nặn đất sét khiến bàn tay trẻ linh hoạt hơn, đồng thời cũng hình thành thẩm mỹ riêng. Trò chơi tĩnh rèn cho trẻ sự tỉ mỉ, khả năng tập trung và kiên trì để đạt mục tiêu, đồng thời giúp trẻ điềm tĩnh hơn, tính cách nền nã hơn.
Trò chơi tĩnh giúp trẻ phát huy sự sáng tạo
Trò chơi tĩnh là một phương pháp rất tốt giúp trẻ phát huy sự sáng tạo. Chẳng hạn khi vẽ,
bé sẽ vẽ sự vật, sự việc, con người theo hình dung và trí tưởng tượng của mình, bé tô màu
theo sự lý giải của mình, không nhất thiết mặt trời thì tô màu đỏ, lá cây thì tô màu xanh,
tạo nên sự tươi mới và sinh động thú vị.
Người lớn cũng cần lưu ý không ép bé tuân theo những khuôn mẫu nhất định như cái này thì phải vẽ thế này, cái kia thì phải tô màu thế nọ… bởi vì nếu làm vậy sẽ hạn chế khả năng sáng tạo của trẻ.
Tô màu là trò chơi tĩnh giúp trẻ sáng tạo
Ai cũng mong muốn con của mình lớn lên trở thành người tốt đẹp, thông minh, giỏi giang…
Tuy nhiên không dễ để đạt được mục đích đó. Gia đình và nhà trường cần sự lưu tâm, tạo
nên môi trường tốt để trẻ phát triển toàn diện.
Sự lắng nghe, chia sẻ, yêu thương, khuyến khích của người lớn sẽ giúp trẻ phát triển lành mạnh. Người lớn cần tránh đánh mắng, thô bạo với trẻ. Bên cạnh đó chúng ta cũng lưu ý tạo điều kiện cho trẻ phát triển kỹ năng, cá tính của mình qua các hoạt động học tập, vui chơi, trong đó trò chơi tĩnh là một trong những phương pháp rất bổ ích.
Top 8 trò chơi tĩnh dành cho trẻ mầm non giúp phát triển tư duy
Việc vui chơi đóng vai trò rất quan trọng trong những năm tháng đầu đời của trẻ nhỏ, bởi
khi trẻ chơi đùa cũng là lúc trẻ tiếp thu thông tin – một hình thức tự học sơ khai. Bên cạnh
những trò chơi vận động, các trò chơi tĩnh cũng có vai trò quan trọng trong việc kích thích
não bộ phát triển, phát triển tư duy cho trẻ. Dưới đây là gợi ý Top 8 trò chơi tĩnh dành cho trẻ mầm non giúp phát triển tư duy mà chắc hẳn có rất nhiều cha mẹ đang tìm kiếm.
1. Vẽ và tô màu
Tô màu và vẽ là những hoạt động mà bạn nhỏ nào cũng cảm thấy hứng thú và không làm
bé quá mệt. Những hoạt động này có nhiều lợi ích đối với trẻ nhỏ như giúp bé phát huy tư
duy logic, biết thực hiện nhiệm vụ theo thứ tự trước – sau, trên – dưới hay trái – phải. Phát triển khả năng tư duy trừu tượng khi bé phác họa trong đầu thứ muốn vẽ hoặc tô màu. Ngoài ra, vẽ và tô màu còn là hoạt động để trẻ thư giãn và rèn luyện khả năng tập trung hiệu quả cho bé.
Trước tiên, hãy chuẩn bị bút màu và mẫu có sẵn để các bé tập tô màu theo. Sau đó, khi bé
đã tô màu nhuần nhuyễn hơn, hãy đạy cho bé vẽ tranh về những đề tài quen thuộc như bông hoa, ông mặt trời, ảnh gia đình hay bất cứ thứ gì bé thích. Không nhất thiết phải ép bé phải tô màu đúng theo sự vật hay vẽ theo khuôn mẫu. Đồng thời cũng tránh việc ép bé phải tô màu, vẽ theo một mẫu cố định vì nó có thể hạn chế khả năng sáng tạo của bé.
2. Trò chơi nặn đất sét
Trong nhóm những trò chơi tĩnh dành cho trẻ mầm non. Nặn đất sét là trò chơi được nhiều trẻ yêu thích. Thông qua trò chơi này, trẻ sẽ rèn luyện được đôi tay khéo léo, kích thích trí tưởng tượng, phát triển trí thông minh ở bé. Ở trò chơi này, cha mẹ có thể để bé tự sáng tạo ra những hình thù ngộ nghĩnh. Hoặc cho bé xem và nặn theo những mẫu có sẵn trên mạng.
Cha mẹ có thể mua bộ đất sét ở hiệu sách hoặc tự làm đất sét ở nhà bằng bột mỳ, màu thực phẩm và nước. Khi mua, cần kiểm tra kỹ thông tin về xuất xứ, nguồn gốc và chứng nhận an toàn với trẻ nhỏ. Cha mẹ hãy cùng bé vui chơi để vừa khuyến khích, vừa dạy cho bé những kỹ năng quan trọng như tính kiên nhẫn và sự sáng tạo.
3. Trò chơi lắp ráp, ghép hình
Những trò chơi lắp ráp, ghép hình không chỉ giúp trẻ kích thích sự sáng tạo, phát triển trí
tưởng tượng, tăng khả năng ghi nhớ mà còn dạy trẻ cách sắp xếp, giải quyết vấn đề một
cách khoa học.
Cha mẹ có thể cho bé chơi ghép tranh, từ các miếng ghép nhỏ ráp thành hình lớn hoàn chỉnh hoặc cho bé chơi xếp hình với những hình khối nhiều màu sắc được làm từ nhựa hoặc gỗ. Lắp ráp, xếp hình là trò chơi có độ khó cao nhưng nó lại là trò chơi giúp trẻ mầm non phát huy khả năng liên tưởng và phán đoán nhằm rèn luyện tư duy cho trẻ.
4. Trò chơi tĩnh cho trẻ mầm non từ những câu chuyện kể
Phần lớn các bé đều thích nghe đọc truyện với sự tò mò và hứng thú cao độ. Do đó, cha mẹ
hãy dành ra một khoảng thời gian, tốt nhất là trước giờ ngủ để đọc hoặc kể truyện cho bé
nghe. Nếu bé đã biết đọc chữ thì cha mẹ có thể kết hợp để ôn luyện chữ cái cho bé bằng cách hỏi bé về những chữ trong sách.
Đối với trẻ ở độ tuổi mầm non, cha mẹ nên lựa những câu chuyện có nội dung đơn giản và ngắn gọn. Có thể sưu tầm một số truyện có nội dung hay và có tính giáo dục cao trong kho tàng truyện cổ tích hoặc các truyện ngụ ngôn. Vui chơi là một phương pháp giúp trẻ mầm non cảm nhận những giá trị thực tế của thế giới xung quanh. Tiếp thu kiến thức thông qua các trò chơi tĩnh cho trẻ mầm non là cách giáo dục hiệu quả nhất dành cho trẻ.
5. Trò chơi Diễn kịch bằng thú bông
Đây cũng có thể xếp vào nhóm trò chơi tập thể cho trẻ mầm non. Mỗi trẻ sẽ đảm nhiệm
một vai diễn, lựa chọn thú bông làm diễn viên và sử dụng tư duy kể chuyện của mình để lồng tiếng cho nhân vật.
6. Trò chơi Oẳn tù tì
Đếm đến ba, mỗi người sẽ giơ ra cái búa (nắm đấm), tờ giấy (bàn tay xòe ra). Hoặc cái kéo
(giơ hai ngòn tay lên và hơi nghiêng bàn tay để bắt chước cái kéo đang cắt). Cần nhớ quy
luật: giấy bọc búa, búa làm vỡ kéo và kéo cắt giấy. Đây là trò chơi có thể áp dụng cho những lúc chờ đợi, sẽ làm cho mọi người vừa vui vừa đỡ sốt ruột.
Xem thêm: Hướng Dẫn Tổ Chức Các Trò Chơi Dân Gian Cho Trẻ Mầm Non
7. Trò chơi Chi chi chành chành
Người chơi có thể từ 3 người trở lên. Chọn một người đứng ra trước xòe bàn tay ra các
người khác giơ ngón trỏ ra đặt vào long bàn tay vào. Người xòe bàn tay đọc thật nhanh:Chi
chi chành chành.Cái đanh thổi lửa.Con ngựa chết chương.
Trò chơi tĩnh mầm non Chi chi chành chành
Ba vương ngũ đế.Chấp chế đi tìmÙ à ù ập.Đọc đến chữ “ập” người xòe tay nắm lại, những người khác cố gắng rút tay ra thật nhanh, ai rút không kịp bị nắm trúng thì vào thế chỗ người xòe tay và vừa làm vừa đọc bài đồng dao cho các bạn khác chơi.
8. Trò chơi Đoán xem tay nào
Để chơi trò này, hai tay bạn giấu sau lưng, đặt một vật nhỏ, như đồng xu, vào một tay và
nắm tay lại để giấu đi. Đưa hai nắm đấm ra trước mặt trẻ và không nói đồng xu ở tay nào, rồi bảo các bé chọn tay nào đang giấu đồng xu.
Trò chơi Đoán xem tay nào, Trò chơi tại chỗ cho trẻ mầm non
Điều chỉnh trò chơi bằng cách để nắm đấm ở các vị trí khác nhau, như một tay ở trên bàn và một tay bên dưới bàn, hoặc một tay phía trước bạn và một tay đưa ra phía sau, rồi hỏi trẻ, “Tay nào — trước hay sau?” Đây là một trò chơi đơn giản nhưng sẽ khiến trẻ rất thích thú, vui vẻ.
Lời kết
Hi vọng với danh sách những trò chơi tĩnh cho trẻ mầm non ở trên sẽ đem lại cho cha mẹ
và bé những giây phút vui vẻ, đồng thời cũng đem lại cho bé nguồn kiến thức để giúp bé
phát triển toàn diện và thông minh hơn